Đổi mới cách dạy và học ngoại ngữ: Nghe - nói ngay từ học kỳ đầu tiên

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chỉ có hơn 10 người, thầy - trò cùng đối thoại, rất náo nhiệt, nhưng không phải bằng tiếng Việt... Đó là 1 trong 54 lớp ngoại ngữ của sinh viên (SV) năm nhất được đổi mới phương pháp dạy và học tại Trường CĐ Hoa Sen (TP.HCM).
Đổi mới cách dạy và học ngoại ngữ: Nghe - nói ngay từ học kỳ đầu tiên
Sôi nổi một lớp ngoại ngữ Trường CĐ Hoa Sen (TP.HCM) - Ảnh: Hà Ánh
 

Không giống với nhiều trường CĐ, ĐH, các tân SV Trường CĐ Hoa Sen được chia thành những lớp "mini", với chỉ hơn chục người. Để dễ dàng "nói chuyện", xung quanh những chiếc bàn tròn, từng nhóm SV "diện kiến" nhau, thậm chí có những SV được phép... quay lưng lại phía bảng. Lớp học không bục giảng, thầy trò cùng "chất vấn" nhau.

Đặc biệt, với sự tham gia của giáo viên bản ngữ trong 1/4 thời lượng chương trình, người học có cơ hội được tiếp cận với môi trường giao tiếp ngôn ngữ đang học với chính người bản ngữ, quan trọng là tập sự tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài. Nghe - nói là hai kỹ năng chính, cũng là "ngưỡng" mà nhà trường đặt ra để SV ngay sau học kỳ đầu tiên nhập học phải vượt qua.

Ngoài việc khuyến khích sự giao tiếp trong lớp, chương trình luôn kết hợp với những bài tập tương tác qua các tình huống giao tiếp thực tiễn như: phân vai, làm việc nhóm, thuyết trình, tham gia câu lạc bộ tiếng Anh cuối tuần... Thông qua những bức tranh tự vẽ hoặc tự cắt dán, với những ý tưởng riêng, khi thuyết trình trước lớp, SV không chỉ học ngoại ngữ mà còn rất khơi gợi sức sáng tạo, sự tự tin khi nói năng trước đám đông.

Cô Đỗ Thị Ngọc Tú thổ lộ một "bí kíp" để SV không còn "ngậm hột thị" trong lớp học: "Phải sẵn sàng đánh đổi sự nhàn hạ để vận động nhiều hơn, một lớp học ồn ào thay cho một không gian yên tĩnh, phải nhớ rõ tên từng gương mặt các học trò để sẵn sàng chỉ điểm...". Ông Võ Minh Thái - Trưởng trung tâm Đào tạo tin học, ngoại ngữ Trường CĐ Hoa Sen cho biết: "Tất nhiên, việc đổi mới chỉ đang trong quá trình thử nghiệm, chúng tôi vừa đi vừa dò đường, vừa làm vừa điều chỉnh, tự rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn. Không chỉ với yêu cầu nghe - nói khi tốt nghiệp, với một số ngành như Anh văn thương mại, Quản trị kinh doanh... SV cần phải có một ngoại ngữ thứ hai".

(Theo Thanh Niên )

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật