Gaddafi sẵn sàng chết vì dầu mỏ

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong khi quân chính phủ và phe nổi dậy Libya đang chiến đấu quyết liệt để giành quyền kiểm soát thành phố dầu mỏ chiến lược Brega thì Tổng thống Muammar Gaddafi đã lên tiếng kêu gọi những người ủng hộ hãy sẵn sàng “hy sinh để bảo vệ nguồn dầu mỏ của họ”.
Gaddafi sẵn sàng chết vì dầu mỏ
Ảnh minh họa

5 ngày qua chứng kiến những cuộc giao tranh ác liệt giữa quân của ông Gaddafi với phe nổi dậy ở Brega – một thành phố dầu mỏ quan trọng nằm ở phía đông bắc Libya. Việc chiếm được thành phố Brega rất có ý nghĩa bởi nơi đây chứa những cơ sở dầu mỏ quan trọng bậc nhất Libya, đóng vai trò lớn đối với nền kinh tế đất nước. Một chiến thắng ở Brega còn có ý nghĩa khích lệ tinh thần binh sĩ đồng thời giúp thay đổi thế trận bế tắc trên chiến trường theo hướng có lợi cho phe giành chiến thắng. Đây là lý do giải thích cho việc Brega thường xuyên trở thành một trong những điểm nóng bỏng nhất trong cuộc chiến ở Libya và việc thành phố này thường xuyên đổi chủ giữa quân chính phủ và phe nổi dậy.

 

Hiện tại, theo diễn biến mới nhất trên chiến trường, phe nổi dậy đang giành thế áp đảo ở Brega, đẩy lui quân chính phủ về Las Ranuf. Tuy nhiên, lực lượng này sẽ không dễ dàng chiếm được hoàn toàn Brega bởi quân của ông Gaddafi chắc chắn sẽ đáp trả quyết liệt để giành lại được thành phố dầu mỏ quan trọng có tính chiến lược này. Quyết tâm của quân chính phủ được thể hiện qua lời kêu gọi mới nhất của Tổng thống Gaddafi.

 

Hôm qua, ông Gaddafi đã kêu gọi những người ủng hộ hãy sẵn sàng “hy sinh để bảo vệ nguồn dầu mỏ của đất nước để nó không rơi vào tay của những kẻ phản bội bị NATO điều khiển". Trong khi đó, phát ngôn viên của ông Gaddafi – ông Moussa Ibrahim, cũng phát biểu bằng một giọng điệu tương tự. "Chúng tôi sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù và chết vì dầu mỏ của chúng tôi".

 

Mặc dù vẫn tỏ ra cứng cỏi và đầy thách thức, nhưng ông Gaddafi đang ngày càng “bị dồn vào chân tường”. Trên chiến trường, lực lượng của Tổng thống Gaddafi đang phải đối mặt với những cuộc tấn công dồn dập và quyết liệt của cả phe nổi dậy và liên minh quân sự phương Tây. Nếu như trên mặt trận quân sự thế trận giữa quân chính phủ và phe nổi dậy chưa được phân định rõ ràng thì trên mặt trận ngoại giao, phe nổi dậy đang giành thắng lợi lớn.

 

Tại hội nghị ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, hồi cuối tuần vừa rồi, gần 40 nước, trong đó có Mỹ, đã chính thức công nhận phe nổi dậy là chính phủ hợp pháp của Libya. Các nước này đồng thời đưa ra một thông điệp rõ ràng rằng, chính phủ của ông Gaddafi đã hoàn toàn mất tính hợp pháp và ông Gaddafi cùng gia đình buộc phải ra đi. Đây là một đòn giáng mạnh vào chính quyền của Nhà lãnh đạo Gaddafi.


Liệu Moscow có cứu Gaddafi?

 

NATO cuối cùng đã xác nhận điều mà mọi người nghi ngờ ngay từ ban đầu, đó là mục đích cuộc chiến ở họ của Libya tham vọng hơn rất nhiều so với tuyên bố bảo vệ dân thường của họ. NATO đã đứng hẳn về bên phe nổi dậy, ủng hộ, hậu thuẫn lực lượng này trong cuộc chiến lật đổ chính quyền của ông Gaddafi. Nga đã không tham gia vào cuộc họp ở Istanbul nơi hàng chục nước công nhận phe nổi dậy Libya. Nhiều người đặt ra câu hỏi liệu Moscow có cứu ông Gaddafi hay không.

 

Có thể nói, trong suốt thời gian qua, Nga đã ở trong tình thế bối rối, khó xử với vấn đề Libya. Nước này thường xuyên có những động thái có phần mâu thuẫn nhau. Moscow liên tục phản đối việc các nước bên ngoài can thiệp vào nhằm lật đổ chính quyền của ông Gaddafi mặc dù Tổng thống Medvedev đã kêu gọi Nhà lãnh đạo Gaddafi từ chức, đồng thời cấm ông Gaddafi cùng các thành viên gia đình và tay chân của ông này vào nước Nga từ hồi giữa tháng 3. Moscow cũng phản đối một cuộc chiến tranh kéo dài và quy mô lớn ở Libya mặc dù nước này không dùng quyền phủ quyết để ngăn cản nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho phép các nước NATO nhảy vào chiến trường Bắc Phi.

 

Có một điều chắc chắn là Moscow không thể và cũng sẽ không cứu ông Gaddafi. Điều nước Nga muốn là họ tìm được một cách thức xử lý vấn đề Libya sao cho khéo để không đánh mất quyền lợi ở đất nước này. Moscow muốn trật tự cũ ở Libya sụp đổ không có sự can thiệp của họ. Và điều này đang thực sự xảy ra. Tuy nhiên, Nga cũng không muốn để mất cơ hội được tham gia vào việc xây dựng hệ thống mới từ đống đổ nát của hệ thống cũ ở đất nước Bắc Phi. Sau chiến tranh, Libya chắc chắn sẽ trao một loạt hợp đồng trị giá nhiều tỉ USD cho các nước để giúp họ tái thiết lại đất nước. Trong số này có nhiều dự án mà Nga thèm muốn. Việc Moscow kêu gọi ông Gaddafi từ chức và tích cực tham gia tìm kiếm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở Libya với tư cách là nhà trung gian có thể là để phục vụ mục đích này của Nga.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật