Công nhân sống trong biệt thự bỏ hoang, nửa đêm ngủ không dám cựa mình vì sợ phiền

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Công nhân sống trong biệt thự bỏ hoang thiếu thốn đủ điều nhưng vẫn bám trụ lại đất thủ đô vì miếng cơm manh áo. Kiếm tiền chân chính chưa bao giờ là dễ, nghe chuyện mà thương đứt ruột.
Công nhân sống trong biệt thự bỏ hoang, nửa đêm ngủ không dám cựa mình vì sợ phiền
Ảnh minh họa

Xem Video: Khách sạn bỏ hoang 30 năm gây rùng rợn ở vùng biển thơ mộng

//

Trong căn biệt thự chưa có người mua tại Bắc Từ Liêm (Hà Nội) với bề ngoài hoang tàn, bên trong cũ kỹ là nơi sinh sống của hàng chục công nhân xa quê. Những công nhân sống trong biệt thự bỏ hoang vẫn thường tự trào đùa vui “ngày làm công trường, tối ngủ biệt thự” để nói về tình cảnh của mình.


Phần lớn những người nơi đây là công nhân làm việc theo thời vụ ở công trường và cứ chia thành từng nhóm tầm 8 người vào sinh sống ở 1 phòng. Bên trong rất hoang tàn, tường bong tróc từng mảng, mạng nhện giăng kín lối và bóng đèn không đủ sáng để soi rõ mặt người. Những công nhân xây dựng tự lắp đường ống nước, xây bể chứa nước sinh hoạt, tự cơi nới nhà vệ sinh và tìm mua những tấm bạt cũ để quây lại làm cửa che nắng, che mưa.


(Ảnh: vietnamnet)


Theo lời kể của chú San (42 tuổi), nhóm của chú có 7 người, gồm 6 nam công nhân và 1 nữ phụ bếp. Tất thảy họ cùng chia nhau căn phòng rộng khoảng 20m2 ở tầng một ngôi nhà. Trong căn phòng nhỏ, họ dùng ba mảnh gỗ ghép lại với nhau thành ba chiếc giường.

Đây vừa là nơi để ngủ, vừa là bàn ăn, bàn uống nước cũng là nơi chuyện trò của nhóm người cả đàn ông và phụ nữ, cả người già và người trẻ.


Sinh hoạt trong không gian cũ kỹ, ẩm thấp và thiếu thốn đủ điều nhưng họ chẳng thể rời đi. Nơi đây cưu mang họ một chỗ ngủ nghỉ qua đêm, trước khi lao vào một ngày dài kiếm sống vất vả. Không đặt nặng chuyện hưởng thụ, sống trong tối tân hiện đại, với những công nhân xa quê thì tích cóp, tiết kiệm được khoản này là mừng khoản đó.

 


Chia nhau không gian mà sống và sinh hoạt trong cảnh tạm bợ. (Ảnh: vietnamnet)


Họ bắt đầu ngày làm từ lúc 6g sáng, đi trên những chiếc xe cũ kỹ đến công trường cách đó tầm 5 - 7 cây số. Theo chú San, thu nhập bình quân của mỗi công nhân dao động từ 5 – 7 triệu/ tháng, trong đó được chia thành các khoản nhỏ gồm chi phí sinh hoạt và một phần để gửi về phụ giúp gia đình ở quê. Họ ra đi, mang theo trách nhiệm chăm lo người ở quê nhà và đôi vai cứ ngày càng trĩu vì mẹ già, con thơ nhưng không thể buông xuôi ngày nào.


Thế mới thấy, kiếm được đồng tiền và sống lương thiện bằng sức mình đâu phải dễ dàng. Mỗi tháng, vài triệu cắc củm dành dụm gửi về quê là biết bao ngày dầm mưa dãi nắng, phơi người ở công trường khói bụi. Đêm về là tập trung, chia nhau không gian chật hẹp, thiếu thốn đủ điều.


Những ngày mùa đông Hà Nội, mọi người phải nằm rúc vào nhau để ngăn cái lạnh len lỏi đến từng góc nhỏ của căn phòng. Mảnh bạt cũ căng ra làm cửa không đủ cứng cáp để chắn gió, lớp chăn mỏng lại trở nên vô dụng dưới cái khắc nghiệt của thời tiết. Nằm trong cái lạnh cắt da cắt thịt, nghĩ về cha mẹ già hay vợ con ở quê còn đói nghèo là những công nhân nơi đây nhủ lòng không được buông xuôi.


Thương người phụ nữ làm bếp sống thiếu thốn, đêm nằm giữa 7-8 người khác

Những phụ nữ sinh sống, bám trụ sống trong ngôi nhà bỏ hoang còn khó khăn, cơ cực hơn đàn ông nhưng họ vẫn chấp nhận. Phụ nữ ở đây đa phần chỉ làm giúp việc vặt ở công trường và việc chính là nấu cơm cho các anh công nhân. Mỗi nhóm chỉ ở 1 phòng của căn nhà nên bọn tôi vẫn ngủ chung cùng mọi người. Tắm giặt vệ sinh thì được ưu ái hơn là có phòng tắm riêng như lời chia sẻ của chị Hiền - người sống ở đây bao lâu nay. Bởi lẽ trong tình cảnh này thì chuyện sinh hoạt chung hay chỗ ở tiện nghi vốn là điều xa xỉ.

Cảnh sống tha hương kiếm sống khiến họ không còn thời gian nghĩ đến chuyện đó.

 


Những phụ nữ sống khó khăn trong ngôi nhà bỏ hoang. (Ảnh: vietnamnet)


Đáng quý, dù nghèo khó túng thiếu nhưng mọi người đều quan tâm, chăm sóc đến nhau. Họ có thể không học cao, là lao động bình dân nhưng vẫn ưu tiên, nhường nhịn và thấu hiểu cho chị em phụ nữ.


Đặc biệt là câu chuyện về chị Sa đã gần 50 tuổi và sống cùng chồng giữa gian phòng có 7-8 người. Chị và chồng phải quây tấm ri đô để làm nơi sinh hoạt riêng, tránh ảnh hưởng hay làm phiền tới mọi người xung quanh. Ngủ chung đã tế nhị, đã thế lại là vợ chồng nằm giữa nhiều người khác nên càng khó hơn. Tuy vậy, ai nấy cũng chấp nhận, nhìn vợ chồng của chị Sa mà nhớ đến vợ con ở quê nhà, thèm cái mùi hạnh phúc, sum vầy như vậy.


Chị Sa cũng khéo tinh ý, đêm nằm có trở mình cũng khe khẽ không dám động đậy mạnh vì sợ làm phiền mọi người. Họ đã mệt nhoài sau ngày dài làm việc nên tối đến cần giấc ngủ để tái tạo sức lao động.


Vợ chồng chị Sa. (Ảnh: vietnamnet)


Sống giữa đất thủ đô lắm hoa mà cũng nhiều lệ, những phận người nương tựa vào nhau trong cảnh thiếu thốn, chật vật. Ai cũng nặng gánh gia đình, rời quê với nỗi lo cơm áo cha mẹ, vợ con nên chấp nhận sống thiếu thốn để bữa cơm ở nhà được đủ đầy. Dù vậy, đáng quý là mọi người đều sống lương thiện, kiếm sống bằng sức lao động của mình và sống nề nếp, phân chia rõ ràng để tránh mâu thuẫn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật