Cơ chế trần lãi suất: Khi Vespa không bì nổi Mercedes…

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đó là một so sánh quá khập khiễng. Nhưng là thực tế - một chi tiết cụ thể khi tìm căn nguyên của sóng ngầm lãi suất huy động hiện nay.
Cơ chế trần lãi suất: Khi Vespa không bì nổi Mercedes…
Trong các dòng chảy thông tin vừa qua, có nhiều phân tích, bình luận đa chiều về cơ chế trần lãi suất huy động hiện hành.

Chiều 11/5, Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin tổng hợp về tình hình hoạt động ngân hàng trong tháng 4/2011. Dữ liệu cho thấy, lãi suất huy động VND bình quân trong tháng chỉ 13,41%/năm; cho vay bình quân chỉ 17%/năm, cao nhất ở tín dụng tiêu dùng từ 18% - 22%/năm; một số ngân hàng nhỏ áp lãi suất huy động không kỳ hạn từ 6% - 9%/năm.

Với những dữ liệu trên, diễn biến lãi suất vẫn tương đối yên bình.

Dùng “thuốc tăng lực”, vẫn giảm

Thế nhưng, dồn dập những ngày qua trên các phương tiện truyền thông là hiện tượng đang mở rộng, ngân hàng vượt trần lãi suất huy động vốn VND với 17% - 18%/năm; lãi suất cho vay ngất ngưởng 24% - 25%/năm, thậm chí tới 27%/năm; lãi suất không kỳ hạn cũng dễ tìm ở 10% - 12%/năm chứ không hẳn chỉ 6% - 9%/năm…

Lãi suất huy động có những mức vươn cao trên trần 14%/năm. Chưa hết, thời gian qua nhiều nhà băng liên tục tung ra các chương trình khuyến mại quy mô lớn, cơ cấu nhiều giải thưởng hấp dẫn để tăng cường năng lực huy động.

Đơn cử, “khủng” nhất hiện nay phải kể tới Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với gói khuyến mại tổng trị giá tới hơn 22 tỷ đồng; nối liền sau chương trình 3 xe Mercedes cùng loạt giải thưởng lớn khác vừa kết thúc…

Nhưng huy động vốn của hệ thống vẫn giảm.

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho hay, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến 21/4/2011 ước giảm 1,09% so với tháng trước, trong đó tiền gửi bằng VND giảm 1,84%, tiền gửi bằng ngoại tệ tăng 1,46%. Còn so với cuối năm trước, tổng số dư tiền gửi của khách hàng ước chỉ tăng 0,46%.

“Có lẽ tiền trong nền kinh tế đã cạn, hoặc mức lãi suất hiện tại vẫn chưa đủ để bảo vệ người gửi tiền trước tình trạng lạm phát cao, để hấp dẫn và hút tiền vào hệ thống. Cơ chế để huy động vốn hiện nay thực là khó”, lãnh đạo một ngân hàng thương mại thở dài, khi trao đổi nhanh về số liệu huy động mà Ngân hàng Nhà nước vừa công bố.

Ở một hướng khác, cụ thể hơn, chuyên gia Nguyễn Thị Mùi (Ngân hàng Công thương Việt Nam - VietinBank) tại hội thảo đầu tuần này cho biết có tình trạng sụt giảm lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế tại một số ngân hàng thương mại lớn. Như tại VietinBank, tính đến ngày 28/4/2011, lượng tiền gửi của doanh nghiệp đã giảm tới 17,1% so với thời điểm 31/12/2010; còn so với ngày 31/3/2011, tức chỉ cách đó một tháng, giảm 5,77%.

Nguyên do, một bộ phận doanh nghiệp rút riền gửi ở ngân hàng để đưa vào sản xuất kinh doanh, và dòng chảy này là bình thường. Đáng lo là việc một số ngân hàng chào mời lãi suất cao dẫn đến tình trạng bị “rút ruột” nói trên; nguồn vốn huy động theo đó không tăng mà chạy quẩn trong hệ thống.

Cái khó của “ngân hàng Vespa”

Câu chuyện lãi suất vượt trần, ngân hàng tìm cách lôi kéo tiền gửi của nhau không mới. Chung quy là khó huy động do trần lãi suất hiện nay - cũng không mới với bất cập từng có trong quá khứ.

Trong các dòng chảy thông tin vừa qua, có nhiều phân tích, bình luận đa chiều về cơ chế trần lãi suất huy động hiện hành. Sinh động và cụ thể có lẽ là ở câu nói tình cờ của một lãnh đạo ngân hàng thương mại khi trao đổi với phóng viên mới đây: “Nói về khuyến mại, chịu các ông lớn thôi, một lúc tung ra 3 chiếc Mercedes!”.

Nhìn sang, giải thưởng lớn tại nhiều thành viên quy mô nhỏ, hấp dẫn là chiếc xe Vespa thời trang, thi thoảng có chương trình tính bằng lượng vàng, thường thì quà tặng áo mưa, bộ ấm chén… Khó mà bỏ ra khoản chi phí tới hơn 22 tỷ đồng cho một kế hoạch cạnh tranh huy động trong ngắn hạn, chưa nói là liên tục.

Rộng hơn, lợi thế thực hiện trần lãi suất 14%/năm ở mỗi ngân hàng là khác nhau. Một thành viên vốn mới 3.000 tỷ đồng, mạng lưới mới dăm chục điểm, thương hiệu mới gây dựng sao dễ ngang ngửa với nhà băng vốn hàng chục tỷ đồng, mạng lưới hàng trăm điểm và bề dày gần dăm chục năm trên thị trường.

Trong tình thế phải đảm bảo yêu cầu huy động vốn, so sánh bất lợi làm nảy sinh khả năng vượt trần lãi suất để cạnh tranh ở những “ngân hàng Vespa”, khi mức 14%/năm đã là mức chung ở hầu hết các kỳ hạn, hầu hết các thành viên.

Đáp lại, nếu không muốn nguồn vốn ra đi, “ngân hàng Mercedes” cũng phải tính toán sự cạnh tranh đối ứng. Và phía sau đó là quy trình của một vòng tròn luẩn quẩn, nhà điều hành khó kiểm soát. rủi ro là cả một hệ thống hạch toán kế toán có thể phải biến dạng để bao cho được những phát sinh.

Vấn đề lúc này là bỏ hay giữ trần lãi suất huy động? Hiện có nhiều tranh luận. Nếu vẫn giữ và kiểm soát được chặt chẽ, có đơn giản là để những trường hợp khó khăn trong huy động vốn “t‌ּự x‌ּử”, hay có một cơ chế hỗ trợ riêng?

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật