Chỉ người Việt thích “hôi của“?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tại Việt Nam, trong thời gian qua, nhiều trường hợp người dân lợi dụng các vụ tai nạn giao thông để chiếm đoạt hàng hóa (bia, dưa hấu) của người bị nạn đã được đăng tải trên báo chí, gây phản ứng trong dư luận.
Chỉ người Việt thích “hôi của“?
Vụ “hôi bia“ tại Bến Thủy, Nghệ An đầu năm 2011.

Trên nhiều diễn đàn trực tuyến, vấn đề này cũng được bàn luận sôi nổi. Không ít ý kiến nặng nề, lời lẽ gay gắt được đưa ra để lên án đạo đức, liêm sỉ của một bộ phận người Việt. Một lần nữa, nước Nhật với tất cả những đức tính cao đẹp lại được đem ra để so sánh với thói hư tật xấu của người Việt Nam. Tuy vậy, bên cạnh luồng ý kiến chỉ trích, cũng có những cái nhìn mang sắc thái khách quan hơn cho hiện tượng này.

Trên Blog Yume, blogger Bùi Thanh đặt ra câu hỏi: Có phải chỉ người Việt mới hôi của hay đây là hiện tượng chung trên toàn thế giới? Blogger này đã đưa ra nhiều dẫn chứng bằng hình ảnh về cảnh tượng tranh nhau “nhặt của rơi” trên thế giới.

Tiêu biểu là ở gần một trạm xăng ở Bắc Kinh, Trung Quốc đã xảy ra một cảnh tượng kinh khủng và hãi hùng khi nhiều người tranh nhau nhặt những tờ tiền rơi vương vãi khắp trên đường sau khi một người đi xe máy mang theo một ba lô đựng tiền gặp tai nạn. 

Vào ngày 5/7/2010, một chiếc xe chở tiền khi đi trên đường Foggia (Italy) đã gặp nạn, Chiếc xe bị đổ và rất nhiều tiền đã rơi xuống đường quốc lộ khiến người đi đường tranh nhau nhặt. Ngoài ra, còn nhiều hình ảnh tương tự như những vụ việc này xảy ra ở trên khắp thế giới. 

Blogger Bùi Thanh nhận xét: “Thật ra mọi người nói là để mong thấy ý thức dân mình tốt hơn. Đúng là ở đâu cũng có thể xảy ra chuyện như vậy. Ngay cả bên Nhật, bạn nghe báo chí toàn nói những điều tốt đẹp. Nhưng mình nghe từ chính người Nhật thì họ nói việc một số người xấu tranh thủ 'hôi của' trong trận động đất vừa rồi là có, nhưng rất ít. Dù sao, khi nghe mình khen, họ cũng không mờ mắt mà lấp liếm cái xấu”.

"Hôi tiền" ở Bắc Kinh, Trung Quốc

"Ngay cả những quốc gia phát triển còn có chuyện “hôi của”, thì nói gì đến một nước nông nghiệp mới thoát nghèo chưa lâu, lối suy nghĩ tiểu nông còn chi phối nếp nghĩ của cả một thế hệ như Việt Nam? Phê phán tật hôi của là đúng, nhưng sự phê phán này cần chứa đựng tinh thần cảm thông thay vì phê phán một cách miệt thị. 

Thử hỏi những người lớn tiếng chê trách, phê phán cái gọi là "hôi của" ấy xem rằng nếu đi ra đường thấy tiền rơi tung tóe, họ có nhặt không? Nếu như họ khổ sở, chật vật trong cuộc sống, rồi thấy những cảnh đấy, họ có làm vậy không? Lên mạng đọc mấy bài báo viết về văn hóa nước nọ, ý thực nước kia rồi bày đặt. Có tận mắt chứng kiến những điều đó không? Ở đâu chả có cái xấu, cái tốt”, thành viên sunflowerblue, diễn đàn eva.vn bày tỏ.

Càng nghèo, con người ta càng dễ mắc tật hôi của. Bởi vậy, khi đời sống cao hơn thì thói tắt mắt, buồn tay của con người sẽ giảm bớt. Thành viên Triệu Mẫn, diễn đàn GameVN dẫn chứng: “Có lần tui thấy ở TP HCM có xe tải chở bia bị lật, dân tình sau một hồi choáng váng vì có quá nhiều bia, họ xúm nhau lại mỗi người khiêng một thùng bia xếp ngay ngắn vào trong lề đường dùm cho tài xế. Mà tài xế thì chở đi bệnh viện rùi”.

Thành viên bakabonvn, nhân chứng của vụ “hôi bia” ở Bến Thủy, Nghệ An, kể: “Những người đi hôi của đó mình thấy hầu hết đã lớn tuổi và không được tiếp nhận nền giáo dục như bây giờ. Phải nói đúng hơn là đa số thất học, nhà đông anh em".

Nếu hàng trên xe có giá trị càng cao thì sẽ càng có nhiều đối tượng muốn hôi của. Đặt giả thuyết là thay vì bia, trên xe toàn là tiền mệnh giá 500.000 đồng thì dân ở khu vực nào tại Việt Nam cũng hành động thế thôi. Và nếu đó là một xe chở kim cương thì thử hỏi trên cả thể giới này có bao nhiêu người có thể "cao đẹp" mà làm ngơ?

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật