Khi trẻ gặp nguy hiểm, hãy gọi 111!

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bên cạnh những cuộc điện thoại yêu cầu giúp đỡ, có những cuộc điện thoại khiến các tư vấn viên của tổng đài 111 phải trăn trở, xót xa vì nỗi đau của con trẻ là quá lớn.
Khi trẻ gặp nguy hiểm, hãy gọi 111!
Chị Phạm Việt Hồng đang tư vấn cho một người cần giúp đỡ trong ca trực ngày 21-8. Ảnh: H.MINH

111 là số gọi khẩn đến Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em, tiếp nhận mọi thông tinvề trẻ em đang cần được giúp đỡ.

Chị Lê Thị Thảo, tốt nghiệp Khoa tâm lý giáo dục ĐH Sư phạm Hà Nội, nhân viên tư vấn của tổng đài, đã làm việc ở đây hơn 10 năm cho biết: “Có những cuộc điện thoại mà nội dung buồn quá, khiến tôi mãi không dứt ra được…”.

Tình hình trẻ bị xâ‌ּm hạ‌ּi đáng báo động

Một trong các cuộc gọi đó đến từ dì của bé A (sống tại Đà Nẵng). Cô bé tìm đến dì để kể về việc bị chính cha ruột xâ‌ּm hạ‌ּi. Trước đó, khi lần đầu suýt bị lạ‌m dụn‌g, em đã kể với mẹ kế mong được giúp đỡ nhưng bà không có hành động nào. Trong một lần mẹ kế vắng nhà, bi kịch đã xảy ra.

Ngay sau đó, dì đã đưa em đến công an tố cáo, cha em bị công an bắt. Họ hàng bên nội đã đổ lỗi cho em bé rằng tại em mà cha sẽ bị đi tù khiến em càng khủng hoảng hơn nữa.

Chị Thảo đã giới thiệu, kết nối cho cô bé đến một trung tâm trị liệu tâm lý. Cô bé sau đó đã chuyển đến ở chung với dì. Chị Thảo nói: “Tôi đã gọi điện thoại, cập nhật tình hình thường xuyên, có sự trao đổi với người có chức năng giúp đỡ em trong một thời gian. Những câu chuyện buồn thế này khiến tôi bị ám ảnh”.

Một cuộc gọi khác, đến từ một cô bé nữ sinh. Cô bé kể với chị Thảo: “Bạn thân của con tên là B bị chú ruột xâ‌ּm hạ‌ּi, không phải một lần mà rất nhiều lần. Cha của bạn bị bệnh tim nên bạn không dám nói với cha. Bạn đã nói với mẹ nhưng mẹ không tin bạn ấy. Bạn của con rất buồn và hoảng sợ. Bạn ấy định t‌ּự t‌ּử, cô ạ!”.

Câu chuyện dường như quá sức chịu đựng của một cô gái nhỏ nhưng cô nữ sinh ấy dặn bạn phải tuyệt đối giữ bí mật nhân thân, địa chỉ. Chị Thảo đã gọi điện thoại lại cho cô nữ sinh ấy nhiều lần để hỏi thăm, động viên, tư vấn trong một thời gian dài, dù cả hai cô gái nhỏ vẫn giữ bí mật địa chỉ của mình.

Chị Thảo cho biết: “Những câu chuyện này khiến tôi rất buồn, tôi phải san sẻ với chồng mình để nhẹ nhõm hơn. Vợ chồng tôi cũng để mắt đến các con của mình nhiều hơn, vì sợ những sơ sẩy có thể xảy ra”.


Theo dõi và tiếp cận đến cùng

Chị Phạm Việt Hồng, nhân viên tư vấn của tổng đài, có giọng nói Hà Nội rất nhỏ nhẹ, dễ thương đã thuyết phục được một nạn nhân tên C. đồng ý gặp mình và trải lòng về những tổn T.Tâm lý em đã trải qua. Khi em bị B.H, người gọi điện thoại đến tổng đài là bạn thân của C. Câu chuyện như sau: Cha mẹ C. mua nhà cho hai chị em sống chung, sau đó chị gái kết hôn nên nhà có thêm anh rể ở chung. C. đang là học sinh phổ thông, cá tính khá mạnh mẽ nên nhiều lần xích mích với anh rể. Một lần C. đã bị anh rể đánh. Em đã tố cáo anh rể trên Facebook khiến cho nhiều người biết chuyện và bàn tán. Đối mặt với dư luận, em bị rơi vào khủng hoảng.

Chị Hồng đã làm hồ sơ về ca này, cố gắng liên hệ trực tiếp với nạn nhân. Sau đó chị đã gặp cô bé và nhận được sự tin tưởng của em, giúp đỡ em được trị liệu tâm lý. Cũng như nhiều ca về B.H hoặc xâ‌ּm hạ‌ּi trước đó dù được nhân viên tư vấn cam kết bảo mật 100% nhưng nhiều người vẫn giấu thông tin hoặc nhờ người khác “hỏi giùm”. Bằng sự kiên trì của mình, chị Hồng đã gặp được nhiều nạn nhân, kết nối họ với các địa chỉ có chức năng hỗ trợ cho trẻ em.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật