Lãnh đạo Hồng Kông đối mặt sức ép

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hàng trăm ngàn người mặc đồ đen xuống đường ở Hồng Kông hôm 16-6 đòi hỏi lãnh đạo đặc khu hành chính này - bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga - từ chức.
Lãnh đạo Hồng Kông đối mặt sức ép
Biểu tình tiếp tục diễn ra ở Hồng Kông hôm 16-6. Ảnh: REUTERS

Sức ép gia tăng lên bà Lâm bất chấp lãnh đạo này quyết định hoãn dự luật dẫn độ gây tranh cãi một ngày trước đó theo sau các cuộc đụng độ B.L giữa cảnh sát và người biểu tình.

Một số người biểu tình cầm bông hoa màu trắng, một số khác mang theo các biểu ngữ với nội dung kêu gọi cảnh sát không mạnh tay với họ. Theo hãng tin Reuters, đám đông này không muốn tình trạng B.L tái diễn như hôm 12-6 khi cảnh sát bắn đạn cao su và xịt hơ‌i ca‌y vào người biểu tình.

Bà Lâm hôm 15-6 tuyên bố hoãn vô thời hạn dự luật dẫn độ, theo đó có thể cho phép người dân Hồng Kông bị đưa đến Trung Quốc đại lục để đối mặt xét xử. Nhà lãnh đạo này khi đó cũng bày tỏ "nỗi đau buồn và ân hận sâu sắc" nhưng không nói lời xin lỗi người dân. Bà cũng tránh trả lời trực tiếp câu hỏi về việc từ chức và xin công chúng cho chính quyền một cơ hội khác. Theo Reuters, động thái này khiến không ít người hoài nghi về khả năng tiếp tục lãnh đạo Hồng Kông của bà Lâm.

Người biểu tình cho rằng việc bà Lâm từ chối xin lỗi là điều không thể chấp nhận và bà hoãn lại dự luật chỉ để xoa dịu dân chúng.

Nhiều người cũng đòi chính quyền hủy bỏ dự luật này, thay vì chỉ hoãn nó và cam kết tiếp tục biểu tình cho đến khi đạt được mục tiêu này.

Giới lãnh đạo Hồng Kông lâu nay khẳng định dự luật dẫn độ là cần thiết để ngăn tội phạm sử dụng địa phương này làm nơi lẩn trốn.

Tuy nhiên, đã xuất hiện nỗi lo dự luật dẫn độ có thể đe dọa nền pháp trị của Hồng Kông và danh tiếng quốc tế như một trung tâm tài chính ở châu Á. Thậm chí một số doanh nhân giàu có đã bắt đầu chuyển tài sản cá nhân ra nước ngoài.

Tình hình bất ổn ở Hồng Kông xảy ra vào thời điểm Bắc Kinh đang đau đầu đối phó cuộc chiến thương mại với Mỹ, kinh tế sa sút.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 16-6 cho biết Bắc Kinh vẫn ủng hộ bà Lâm, đồng thời tiếp tục lên án các thế lực nước ngoài can thiệp vào tình hình Hồng Kông.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10165
  1. Biểu tình Hồng Kông: 2 triệu người xuống đường
  2. Mỹ dùng quân bài Hong Kong trong đàm phán với Trung Quốc?
  3. Vừa ra tù, thủ lĩnh sinh viên Hồng Kông tuyên bố biểu tình tiếp
  4. Đặc khu trưởng Hồng Kông xin lỗi người biểu tình: Bước xuống nước muộn
  5. Hồng Kông: Biểu tình tiếp diễn đòi trưởng đặc khu từ chức
  6. TQ ủng hộ dừng dự luật dẫn độ, người phản đối vẫn lên kế hoạch biểu tình ở Hong Kong
  7. Mỹ xem xét lại luật đánh giá về Hồng Kông, Trung Quốc phản đối dữ dội
  8. Trung Quốc triệu tập đặc phái viên Mỹ vì dự luật dẫn độ Hong Kong
  9. Biểu tình ở Hong Kong: Trung Quốc cáo buộc ‘thế lực nước ngoài’ can thiệp
  10. Hồng Kông ‘treo’ dự luật dẫn độ sau biểu tình
  11. Phong trào chống dự luật dẫn độ Hong Kong ngày càng gay cấn
  12. Cảnh sát Hong Kong công bố khí tài dùng đối phó biểu tình
  13. Hong Kong: Dự luật dẫn độ ‘chìm nổi’ vì bạo động
  14. Cảnh sát Hong Kong sử dụng đạn cao su, xịt hơi cay tại cuộc biểu tình
  15. Biểu tình kỷ lục ở Hong Kong trước nỗi sợ ảnh hưởng Trung Quốc
  16. Hong Kong huy động 2.000 cảnh sát đối phó biểu tình phản đối dự luật dẫn độ
  17. Cảnh sát Hong Kong cưa cắt rào chắn của người biểu tình
  18. Truyền thông Trung Quốc đồng loạt lên án cuộc biểu tình ở Hong Kong
Video và Bài nổi bật