Quốc Bảo nuối tiếc thời “tự nhiên“ của Thủy Tiên

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Tôi viết lại một kỷ niệm để nhớ riêng, không có ý ngầm nào - dù khen hay chê - gán cho Thủy Tiên của bây giờ“ - những lời tự sự của nhạc sĩ Quốc Bảo trên blog để nhớ về một Thủy Tiên ban đầu ngây thơ và mộc mạc.
Quốc Bảo nuối tiếc thời “tự nhiên“ của Thủy Tiên
Thủy Tiên
Nhớ lại những kỷ niệm, Quốc Bảo đã tự nhận: "Tôi chụp Thủy Tiên nhiều, nhiều lần và tất nhiên nhiều ảnh. Cuối năm ngoái, như thói quen mỗi năm, tôi soạn lại kho phim lưu trữ, lau bụi, sắp xếp lại và bất ngờ với chính mình khi số lượng ảnh đã chụp cho cô nhiều đến thế, cả phim âm bản, dương bản và kỹ thuật số. Dày đặc. Trong vòng ba năm, Tiên đúng là muse (hình tượng cảm hứng) của tôi trong nhiếp ảnh". Thế nhưng với hình ảnh của ca sĩ Giấc mơ tuyết trắng ở thời điểm hiện tại, nhạc sĩ Quốc Bảo đã không có ý định chụp lại những hình ảnh của cô nữa bởi Thủy Tiên bây giờ không còn là đối tượng nằm trong tình yêu của anh. Vẻ đẹp của cô đã không phù hợp với tiêu chí "tôi yêu những gì đến tự nhiên, những câu nói thành thật" của vị nhạc sĩ.


Thủy Tiên ngày xưa của anh từng: "vụng về, chưa biết làm mẫu, gượng và cứng. Nhà nhiếp ảnh bảo sao thì làm vậy, như cái máy, không có hồn vía. Ánh sáng studio và cả một ê kíp trang điểm, đặt đèn, phông rơi màn rủ góp phần làm cô không thoải mái". Thế nên anh chỉ cần nhiếp ảnh Phạm Hoài Nam: "chụp cho nguồn ảnh thô, mọi hiệu ứng để hậu kỳ lo sau". Và vì thế dù đĩa Ngọt và đắng đậm đặc không khí gothic, thu âm ở một studio do người Đan Mạch làm chủ, tóm lại là rất Tây, nhưng hình ảnh bìa đĩa không toát được chất gothic.

Album thứ hai cũng như thế, Quốc Bảo dồn hết tâm sức cho tình yêu bé nhỏ, anh tự tay viết gần ba mươi bài gothic để chọn lấy một phần ba cho đĩa. Thậm chí, anh cũng chính tay chụp ảnh cho cô với những dụng cụ thiết bị mượn của Lê Thanh Hải. Một mình anh tìm hàng nghìn ảnh gothic, xem để nắm được tinh thần, không khí và cách hoá trang. Nhưng làm sao để chuyển tải được cái điên dại của người Trung cổ nhưng không gây sốc, điều này cũng khiến anh phải băn khoăn: "Một bức ảnh sẽ có ngay chất gothic khi trong ảnh có quạ, có cú, có rừng cây trụi lá, có mảnh trăng treo xa xa, có thánh giá, có xích sắt, có trang điểm nhòe nhoẹt như thể vừa qua một trận khóc, có áo đỏ rách rưới, có gai cào nến đốt, có lâu đài hoang, có sách viết tay trước khi nhân loại có máy in. Tôi không tìm được các đạo cụ ấy ở Sài Gòn, mà dù có cũng chẳng dám dùng: không phù hợp với văn hóa Việt. Vậy chỉ còn cách “thôi miên” người mẫu, làm sao cho Tiên nhập được hồn gothic, sắp một kiểu đặt sáng âm u, mở nhạc gothic tối tăm ám ảnh, rồi chụp".

Tiên của ngày xưa....

Và mối tương thông ngầm của nhiếp ảnh gia và cô ca sĩ mới ngày đó đã giúp họ có được những khoảnh khắc đẹp tự nhiên: "Tiên nhập vai tuyệt vời. Cô có cách tạo hình thờ ơ đặc biệt, rất hiếm gặp. Nếu là người mẫu chuyên nghiệp, họ sẽ tạo dáng theo thói quen; người mẫu không chuyên thì ngược lại, chẳng biết tạo dáng gì, bảo sao làm vậy rất vô hồn. Tiên trong buổi chụp ảnh đầu năm 2006 với tôi, rất tuyệt. Thờ ơ, thất thần, không, phải gọi là hư tâm mới đúng. Có ở đó, mà lại lẩn khuất tận đâu. Đờ đẫn, mà vẫn tập trung. Thân thể, nét mặt, vẻ rũ rượi, mọi chi tiết đều biết nói, biết kể chuyện".

Đối với một kẻ đang yêu Quốc Bảo, cái ngây ngô, cứng nhắc của Tiên lúc ấy đáng yêu và tự nhiên theo kiểu: "Xấu cũng được, không hoàn hảo cũng được, miễn là tự nhiên". Và đứng trên khía cạnh của một người nghệ sĩ, anh công nhận thần thái của Tiên lúc ấy rất hiếm gặp. Lục lại những tấm phim đã cũ, anh trầm ngâm xem suốt cả buổi tối, nhớ lại tất cả, không phải vì tình yêu xưa cũ. Tất cả chỉ vì một Thủy Tiên vốn từng rất "tự nhiên".


Quốc Bảo và Thủy Tiên ngày còn đứng chung sân khấu

"Nhớ lại khoảng thời gian trước, khi hai người đã không cùng nhìn về một hướng, mọi người vẫn nghĩ Thủy Tiên buông Quốc Bảo ra là chết. Nhưng Tiên khẳng định đây là sự lựa chọn đúng đắn. Có lẽ cô đã đúng một phần nào đó, cô không chết nhưng lại ’sống’ theo một cách khác, một Thủy Tiên không gothic, không còn mộc mạc và tự nhiên như trước. Tất cả đã khác đi như một câu nói của B. Kornilov: Và tất cả đổi thay rồi. Và em nay cũng khác. Em hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa theo".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật