Để mô hình ‘hiệp sỹ đường phố’ hoạt động an toàn và hiệu quả

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mới đây, trên một số báo đăng tải thông tin vào ngày 2-4 đội hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải, tỉnh Bình Dương đã có thành tích trong việc truy bắt đối tượng Trần Văn H (SN 1957, ngụ thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương) có hành vi tống tiền chị Yến Vy (đã thay đổi họ tên), SN 1972, ngụ thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, 20 triệu đồng để bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý.
Để mô hình ‘hiệp sỹ đường phố’ hoạt động an toàn và hiệu quả
Ảnh minh họa

Theo chị Vy, chị có chồng và con nhưng đã ly dị. Sau đó, chị quen và nảy sinh tình cảm với H và hai người đã nhiều lần quan hệ nam nữ. Trong những lần như vậy, H quay lại cảnh “ân ái” để làm kỷ niệm. Gần đây, chị Vy muốn chấm dứt mối quan hệ yêu đương với H nên chủ động chia tay. Lúc này, H không chấp nhận mà còn gửi hình ảnh, cli‌ּp nón‌ּg giữa hai người cho những người thân. Sau đó, H còn yêu cầu chị Vy phải tiếp tục mối quan hệ và đưa tiền nếu không sẽ phát tán cho mọi người biết.

Do lo sợ nên Vy đã cầu cứu đội hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải, từ đây đội hiệp sĩ vào cuộc điều tra. Sau nhiều lần hẹn và thay đổi địa điểm gặp gỡ và giao tiền, đến 12g cùng ngày H hẹn chị Vy tại đường Mỹ Phước Tân Vạn, ngay vòng xoay Định Hòa, phường Định Hòa. Sau khi chị Vy có mặt thì H yêu cầu vào quán cà phê gần đó nói chuyện giao tiền.

Khi H đang nhận tiền từ chị Vy thì đội hiệp sĩ cùng Công an phường ập vào bắt quả tang đưa về trụ sở để bàn giao cho Công an TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương điều tra làm rõ về hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Hiệp sĩ có chức năng điều tra và đánh giá chứng cứ?

Hành động của nhóm hiệp sĩ tỉnh Bình Dương trong những năm qua tham gia cùng công an ngăn chặn và bắt giữ rất nhiều đối tượng có hành vi vi phạm Pháp Luật, qua đó đẩy lùi và từng bước ngăn ngừa tội phạm trên địa bàn. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý thì hoạt động của nhóm hiệp sĩ tuy có ích cho xã hội, nhưng bên cạnh đó còn nhiều băn khoăn rằng hoạt động này dễ phát sinh sự tùy tiện, lạm quyền ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do của công dân và đôi khi hậu quả để lại khó khắc phục.

Theo quy định Pháp Luật hiện hành, chỉ những đối tượng được giao nhiệm vụ theo Luật Tổ chức cơ quan điều tra Hình Sự mới có quyền điều tra và tổ chức mật phục bắt, giữ người theo Bộ Luật tố tụng Hình Sự, ngoài ra mọi hoạt động của những đối tượng này đều phải tuân thủ nghiêm ngặt theo luật định.

Trong khi đó, nhóm hiệp sĩ Bình Dương không thuộc nhóm đối tượng trên nên rõ ràng không có chức năng điều tra, thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ và tổ chức mật phục để bắt giữ người theo những chứng cứ thu thập được như trường hợp vừa nêu. Trong một số trường hợp, vì động cơ nào đó hoặc do hiểu biết Pháp Luật còn hạn chế có thể hành động không đúng hoặc vượt quá phạm vi Pháp Luật cho phép sẽ gây hậu quả trực tiếp cho người bị bắt giữ, có khi hậu quả để lại khó khắc phục được.

Cơ chế nào cho hiệp sĩ hoạt động hiệu quả, đúng luật?

Hiện nay mọi hoạt động của hiệp sĩ tại Bình Dương chỉ được quy định tại Quyết định số 34/QĐ-UB năm 2013 của UBND tỉnh, theo đó lực lượng này là cánh tay nối dài của lực lượng Công an, trở thành mô hình tiêu biểu trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, góp phần giữ vững ổn định an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, để lực lượng này hoạt động an toàn và hiệu quả, dần nhân rộng trên địa bàn cả nước, rất cần một hành lang pháp lý cho lực lượng hiệp sỹ; một mặt bảo việc chính các hiệp sỹ, mặt khác giới hạn phạm vi hoạt động tránh để tránh những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật