Thiếu nữ nhà lành thành gá‌ּi bá‌ּn ho‌ּa

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bóng đen bắt đầu bao phủ cuộc đời cô kể từ sau khi cô bỏ học, lên phố làm thuê cho người đàn bà từng trải. Cô thì quá nhỏ còn mẹ cô thì quá chất phác để có thể nhận ra được bộ mặt thật của “má mì” Phương.
Thiếu nữ nhà lành thành gá‌ּi bá‌ּn ho‌ּa
Từ một cô gái hiền lành, cô đã thành gá‌ּi bá‌ּn ho‌ּa (Hình minh họa)

Sau lần bị lừa bán trinh đó, cô vướng luôn vào con đường làm gái mại dâ‌m. Cô gái có mái tóc dài, gương mặt xinh xắn không nhớ rõ số lần bán dâ‌m cho khách làn‌ּg chơ‌ּi. Mỗi lần tiếp khách, Thương chỉ biết nhận số tiền ít ỏi từ má mì, rồi cô tích cóp lại, gửi về cho mẹ ở quê nuôi các em ăn học.

Nhầm đường

Trong lần về công tác ở Trung tâm số 2 Ba Vì, Hà Nội, tôi có cuộc nói chuyện với các cô gái tuổi còn rất trẻ đang trải qua những tháng ngày “tìm lại mình”. Ngồi trước mặt tôi, có cô mới 14 – 15 tuổi. Cái tuổi đáng lẽ ra các em chỉ biết đến trường lớp, bạn bè, cười đùa hồn nhiên, cái tuổi mà các em phấn đấu học hành để tạo dựng cho mình một tương lai xán lạn. Nhưng giờ đây, các em ngồi đó, e dè và dường như không mấy tin tưởng vào con đường sắp tới. Những tháng ngày lăn lộn với nghề mạ‌ּi dâ‌ּm, vẻ đáng yêu, thơ ngây, trong trắng của các em bị sự từng trải, già dặn lấn át.

Thương, cô gái 16 tuổi, quê ở Hưng Yên gây chú ý nhất trong số các em ngồi trước mặt tôi. Cô bé có gương mặt bầu bĩnh, mắt to, mái tóc dài được cặp gọn gàng. Cô e dè khi tiếp xúc với người lạ và luôn giữ khoảng cách. Ánh mắt của Thương chất chứa nỗi buồn. Nhìn cô bé nhỏ nhắn và thực sự ngây thơ với khuôn mặt hiền lành, chất phác “con nhà lành”, không ai nghĩ Thương vào đời bằng nghề cave. Cô bé bị Công an Đông Anh bắt đưa vào Trung tâm giáo dục số 2, Ba Vì khi đang B.hoa cho khách. Cô bảo, vào Trung tâm số 2 này, em đã được lớn lên về suy nghĩ và học cách sống bản lĩnh hơn khi phải đối phó với môi trường xung quanh.

Thương vẫn còn nét chân chất của một thiếu nữ thôn quê, dù cho mái tóc cô vẫn còn hoe vàng phía đuôi tóc. Cô bé mở đầu câu chuyện bằng những giọt nước mắt tủi thân. Thương sinh ra ở một làng quê yên bình với cánh đồng lúa xanh mướt ở Hưng Yên. Cô bé được bố mẹ hết sức thương yêu nhưng rồi tai nạn ập đến với mẹ con Thương khi người bố, trụ cột trong gia đình không may bị tai nạn đã rời bỏ vợ con ra đi. Lúc đó, Thương mới 8 tuổi, còn quá nhỏ để hiểu được nỗi đau mất người thân.

Mẹ Thương sau một thời gian thờ chồng đã tìm được bến bờ hạnh phúc mới. Mẹ Thương có thêm với người chồng mới 3 đứa con khác. Đồng lương công chức của dượng không đủ để nuôi 5 “chiếc tàu há mồm”, khiến cuộc sống gia đình càng thêm vất vả. Hàng ngày, ngoài giờ đi học, cô bé giúp đỡ mẹ chăm sóc các em và phụ những việc vặt trong nhà. Năm lớp 9, Thương nghỉ học giữa chừng để “toàn tâm” giúp đỡ mẹ và dượng. Nói đến đây, mắt Thương đỏ hoe. Bóng đen bắt đầu bao phủ cuộc đời cô kể từ sau khi cô bỏ học.

Trấn tĩnh, Thương kể tiếp rằng, sau một vài tháng ở nhà, cô xin mẹ ra Hà Nội giúp việc cho một người đàn bà tên Phương ở thị trấn Đông Anh. Theo như thỏa thuận giữa những người lớn với nhau, công việc của cô bé chỉ là giúp việc, lau chùi nhà cửa, giặt giũ quần áo, lương tháng vài trăm nghìn không kể tiền ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. “Bỗng dưng em kiếm được tiền, giúp mẹ đỡ khổ, em vui lắm”, Thương vẫn còn nhớ cái cảm giác ngày đầu đi giúp việc cho người đàn bà tên Phương. Tuy nhiên, cô bé và mẹ không ngờ, bà ta là một má mì, chuyên săn lùng các cô gái mới lớn ở quê ra Hà Nội, rồi dụ dỗ, ép buộc B.hoa. Thương vô tình rơi vào chiếc bẫy giúp việc mà người đàn bà từng trải này giăng ra. Cô thì quá nhỏ còn mẹ cô thì quá chất phác để có thể nhận ra được chiêu bài của bà Phương.

Khi được hỏi về quãng thời gian B.hoa cho khách, Thương nước mắt lã chã. Cô gục xuống bàn, lặng im. Trấn tĩnh, cô kể lại chuyện “đánh mất mình” sau một lần bán trinh. “Em không ngờ sự việc lại ra nông nỗi này. Mẹ tin tưởng cho em lên nhà bà Phương giúp việc lau chùi nhà cửa, giặt giũ quần áo”. Thương nhỏ nhẹ kể lại. Không lâu sau những ngày lao động chân tay đơn giản đó, một lần cô bé được bà chủ cho ăn mặc đẹp đẽ, đưa tới một nhà hàng sang trọng. Sau khi ăn uống xong, bà ta ra về, để Thương lại bán trinh cho hai người đàn ông đáng tuổi bố cô bé.

Ngã rẽ sau lần bị lừa bán trinh

Đau đớn ê chề, sau cuộc mua bán đó, Thương được bà chủ đưa cho một số tiền kha khá và cô vướng luôn vào con đường làm gái mạ‌ּi dâ‌ּm. Cô bé nhìn xinh xắn, nhỏ nhắn nên “đắt sô” nhất trong những cô gái do má mì Phương dẫn dắt. Khách hàng của Phương đủ mọi thành phần, già có, trẻ có. Dường như thấy được món béo bở từ cô nhân viên bé bỏng của mình, bà chủ luôn sắp xếp để cô bé đi khách thường xuyên, vắt kiệt sức lực và khai thác tối đa. Thương không nhớ rõ số lần B.hoa cho khách. Cô bé chỉ biết nhận 50.000 đồng cho một lần tiếp khách mà “má mì” Phương đưa. Số tiền đó, thương tích cóp dần dần thành một món rồi gửi về quê giúp mẹ nuôi em ăn học. “Chỉ khi nào em mệt mỏi quá không làm được, má Phương sẽ cho những chị lớn hơn em đi thay”, T.Tâm sự.

Mới 16 tuổi nhưng Thương đã có thâm niên gần 2 năm làm gái mạ‌ּi dâ‌ּm dưới sự dẫn dắt của má mì Phương. Các khách làn‌ּg chơ‌ּi, đến giày vò thân xác Thương rồi đi. Cô không nhớ mặt một ai. Cũng có khách đi chơi với cô một lần rồi quay lại. Cuộc sống của cô thường lấy ngày làm đêm, lấy đêm làm ngày. Tuy nhiên khi nào có khách, bất kể giờ giấc, Thương cũng phải đi, không sẽ bị đánh, đe dọa ngay cả khi cô bé có là “hoa khôi” trong ổ mạ‌ּi dâ‌ּm của má mì Phương. Việc Thương đắt khách khiến không ít các cô gái khác ghen tị. “Em biết nhiều chị tuổi lớn hơn em có khi cả ngày không được khách nào, cái nghề này nhiều khi cũng có lộc”, Thương lí nhí nói.

Thương còn nhớ thời gian đầu đi khách, có ngày tiếp tới hơn 10 người. Nhiều lúc, không tiếp kịp, khách mu‌ּa dâ‌ּm phải chờ đến lượt để quan hệ với “gái non”. Những khi ấy, Thương cũng bị sốc về tinh thần nhưng dần dần, cô quen với nghề này. Việc cô bé đông khách cũng do “công” tiếp thị của má mì Phương. Bà chủ cưng, nên Thương luôn được chiều chuộng, mua sắm cho quần áo mới và các đồ dùng phụ nữ mà không phải bỏ tiền túi ra. Không giống như các nhân viên khác, mỗi lần đi tiếp khách xong, bà Phương chia luôn cho Thương tiền B.hoa.

Trong gần 2 năm B.hoa, Thương bảo đã có lúc cô bị chai lì cảm xúc. Nhiều khi, cô cứ nằm im để mặc khách vày vò thân xác. Khách của cô bé chủ yếu là người trung niên, khách trẻ cũng có. “Đám thanh niên trẻ quan hệ nhiều lúc khiến em mệt mỏi. Họ bắt em làm nhiều thứ nhưng không bo thêm tiền. Trong khi các bác đều giúi tiền thêm mà em lại không phải phục vụ nhiều”, Thương cúi gằm mặt nói. Trong số khách của mình, cũng có người tốt bụng, tưởng cô bị bán và cần tiền chuộc ra, đã cho Thương một số tiền kha khá để được giải thoát ra khỏi động quỷ. Lúc ấy, cô chỉ lặng im cầm tiền và không quên nói lời cảm ơn. Tiền kiếm được, Thương chỉ dành một chút cho mình rồi gửi làm nhiều đợt về cho mẹ nuôi các em. Sau những ngày tiếp khách triền miên, có nhiều khi cô bé nằm ngẫm nghĩ về cuộc đời mình và gục khóc. Ở trong cái căn phòng có vài mét vuông, ngồi đợi khách, cô không có người bạn nào nên chỉ biết giết thời gian bằng cách nhắn tin, điện thoại về nhà, hoặc chơi tá lả.

Đường về

Nhìn vào trường hợp của Thương còn “xịn” hơn các bạn khác cùng nghề bị đưa vào Trung tâm giáo dục số 2. Nhiều cô bé trước khi vào trung tâm chỉ hành nghề mạ‌ּi dâ‌ּm tự do, đứng đợi khách trên các phố ở Hà Nội. Tuy không bị quản lý chặt, việc tiếp khách được bao nhiêu tiền thì tự mình hưởng hết nhưng khách thì không thường xuyên, nhiều ngày “móm”.  Trong số đó có Trang (quê ở Phú Thọ), Hán Thị Tuyết, Cẩm Tú (Thành phố Vinh, Nghệ An).

Tất cả trẻ v‌ị thà‌nh niê‌n được đưa vào Trung tâm giáo dục số 2 đều được cho ở tại một khu vực riêng biệt và có những chế độ đãi ngộ khác với các học viên nữ khách tại Trung tâm. Theo anh Phúc, cán bộ quản lý học viên ở đây, việc sắp xếp tạo điều kiện cho các học viên dưới tuổi vị thành niên là theo đúng chỉ thị từ các cấp, bởi vì các em tuy phạm tội nhưng vẫn còn hạn chế về nhận thức Pháp Luật và những yếu tố khác. Nhiệm vụ của cán bộ trong Trung tâm là giúp đỡ, dạy dỗ các em sau khi ra khỏi Trung tâm trở thành con người lương thiện.

Theo chị Nguyễn Thị Thanh, cán bộ y tế  trong Trung tâm, mỗi một học viên khi được công an “gửi” vào Trung tâm thì các em đều được kiểm tra, sàng lọc và có biện pháp điều trị cụ thể. Công tác đó nhằm giúp cán bộ có biện pháp cụ thể điều trị kịp. Đối với các em học viên nữ chưa đến tuổi thành niên, trung tâm luôn quan tâm sát sao với đối tượng này, bởi hầu hết các em chưa hiểu biết nhiều về các bệnh xã hội. Vào Trung tâm giáo dục số 2, hàng ngày, những cô bé lầm lỡ được tham gia vào các công việc đan lát các sản phẩm từ bèo tây, học may mặc, cùng nhiều nghề khác để phục vụ cho cuộc sống sau khi rời khỏi Trung tâm.

Thương cùng hòa nhập và lao động, học tập tại Trung tâm. Ở trong Trung tâm, cô bé quen và biết nhiều bạn đồng trang lứa có hoàn cảnh giống mình, bị đưa đẩy trong chốn nhơ nhớp trước khi được đưa đến đây. Được hỏi về hướng đi cho tương lai, Thương rụt rè: “Mẹ và bố dượng em có vào thăm, an ủi em cố gắng làm tốt công việc các mẹ trong Trung tâm giao cho rồi sau này về, mẹ và dượng sẽ tích cóp tiền sắm cho em một sạp hàng cho em ngồi bán”. Con đường về với gia đình của Thương kể như thế là sáng sủa hơn nhiều những học viên nữ khác không có hoàn cảnh may mắn, không có người thân đón chờ ngày về.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật