Ly cà phê nhạt vị của ngài Đại sứ Hoa Kỳ

Vietgoden Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một cuộc gặp gỡ các phóng viên trong và ngoài nước cùng một số nhà ngoại giao nước ngoài vừa được Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Michael Michalak tổ chức ngày 11/12/2007, tại Hà Nội. Những tuyên bố của nhà ngoại giao kỳ cựu này đã “gây sốc“ những người hiểu chuyện.
Ly cà phê nhạt vị của ngài Đại sứ Hoa Kỳ
Đại sứ Michael Michalak tại cuộc họp báo. Ảnh: Tiền Phong

"Trong vài tuần qua, bốn công dân Hoa Kỳ đã bị các nhà chức trách Việt Nam bắt giữ. Cho tới nay, chúng tôi chưa nhận được thông báo chính thức nào về những lời buộc tội đối với những cá nhân này. Chúng tôi lại tiếp tục tìm kiếm thông tin, kể cả về những hoạt động mà đadx gây ra hành động này của Việt Nam chống lại những cá nhân này. Chúng tôi không thấy có thông tin nào hỗ trợ cho những cáo giác về khủ‌ng b‌ố chống lại những cá nhân này như báo chí địa phương gợi ý".

 

 

Đó là một phần nội dung tuyên bố của ngài đại sứ Michael Michalak ngay tại buổi gặp gỡ "hỏi và đáp" về các thành viên Việt Tân với báo giới ngay tại Hà Nội, chỉ 15 ngày sau khi ông này có cuộc gặp chính thức với Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng.

Và ông Hưởng là người "sốc" đầu tiên khi đọc được những thông tin này trên mặt báo sáng qua (12/11). Tại cuộc gặp giữa ngài Đại sứ Michael Michalak và ông Hưởng chiều ngày 27/11/2007, chính tay ông Hưởng trao cho ngài Đại sứ những tài liệu liên quan đến tổ chức khủ‌ng b‌ố Việt Tân. Chính ông Hưởng đọc cho ngài Đại sứ nghe về "lý lịch" khủ‌ng b‌ố của Việt Tân, với hàng loạt cuộc hành quân thực hiện các kế hoạch "sang sông", "đông tiến"...

Cũng chính ông Hưởng là người khẳng định với ngài Đại sứ rằng Leon Trương khi bị bắt không hề thừa nhận mình là công dân Hoa Kỳ, cho đến khi công an VN khám xét được hộ chiếu của ông ta.

Cũng chính ông Hưởng là người phải "nhờ" ngài Đại sứ cung cấp ảnh, hồ sơ lý lịch của công dân Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Quân, khi phía Hoa Kỳ cáo giác VN bắt công dân này của họ. Để rồi sau đó, Công an Việt Nam mới "ngỡ ngàng" nhận ra sau khi tổ chức tìm kiếm rằng người có tên Nguyễn Quốc Quân bị bắt tại Việt Nam, chính là Lý Seng, bị bắt về tội dùng giấy tờ giả của Campuchia, vượt biên trái phép vào VN.

2 công dân còn lại của Hoa Kỳ: Lê Văn Phan và Lê He-len bị bắt khi nhập cảnh vào Việt Nam qua đường hàng không, trong hành lý chứa súng ngắn và một băng đầy đạn. Cơ quan công an Việt Nam đã thông báo với cơ quan chống khủ‌ng b‌ố của Hoa Kỳ vì 2 đối tượng nghi vấn là khủ‌ng b‌ố là người của Việt Tân này.

Yêu cầu của ngài Đại sứ tại cuộc gặp này là: Thả ngay lập tức những người bị bắt giữ, còn câu trả lời của Thứ trưởng Nguyễn Văn Hưởng: "Không thể thả được những người này ngay lập tức được" vì lý do họ muốn tổ chức "B.L chính trị" nhằm lật đổ Chính phủ Việt Nam.

Ngày 11/12, Leon Trương được hưởng khoan hồng theo chính sách nhân đạo của Nhà nước Việt Nam, bị trục xuất khỏi Việt Nam lúc 17h40’ trên chuyến bay CI686, được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự (bị bắt về tội khủ‌ng b‌ố theo điều 84 BLHS nước CHXHCN Việt Nam), vì thái độ khai báo thành khẩn.

Lời khai của Leon Trương tại CQANĐT chứng thực: "Tôi thấy hành vi của tôi đã phạm tội theo quy định của pháp luật. Tôi rất ân hận vì những việc làm của mình, Tôi mong được Nhà nước Việt Nam khoan hồng cho tôi sớm được trở về Hoa Kỳ đoàn tụ cùng gia đình. Tôi xin hứa khi được khoan hồng, trở về Hoa Kỳ đoàn tụ với gia đình sẽ không bao giờ tham gia tổ chức Việt Tân".

Việt Tân là ai và đứng đâu trong ưu tiên của Ngài Đại sứ Michalak?

Một trong ba ưu tiên của ngài Michalak khi tới Việt Nam đảm nhiệm chức vụ Đại sứ Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam là: Nhân quyền; Phát triển kinh tế ở Việt Nam trong đó có thúc đẩy đầu tư trực tiếp từ Mỹ và Giáo dục.

Có vẻ như khoảng thời gian ngắn ngủi đầu tiên từ khi tiếp nhận nhiệm vụ này, ông Đại sứ dành nhiều thời gian cho vấn đề số 1: Nhân quyền.

Ly Seng và căn cước Campuchia của y.

Khi Việt Nam đã liệt Việt Tân vào tổ chức khủng bố, đã có trao đổi với cơ quan chống khủ‌ng b‌ố Hoa Kỳ, bởi Việt Tân là tổ chức được sản sinh ra từ cái gọi là "Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam" (gọi tắt là nhóm Hoàng Cơ Minh), từng nhiều lần tổ chức vũ trang, đào tạo biệt kích thâm nhập biên giới Việt Nam để tổ chức lật đổ chính phủ Việt Nam bằng quân sự nhưng đều thất bại, ngài đại sứ vẫn cho rằng "đến nay chưa có chứng cứ gì về việc Việt Tân tiến hành hành động khủ‌ng b‌ố. Chỉ biết là tại cuộc họp năm 2004 tại Berlin, Việt Tân nói rằng họ cổ suý cho các biện pháp bày tỏ chính kiến một cách hoà bình và phi B.L. Chúng tôi phải tiếp tục nghiên cứu và chưa thể đưa ra quan điểm".

Ngày 27/11/2007, chính Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam trao tận tay ngài Đại sứ những hồ sơ, tài liệu, lời khai của các công dân Hoa Kỳ bị bắt tại Việt Nam thừa nhận họ là người của Việt Tân. Cũng trong buổi gặp này, phía Việt Nam trao tận tay ngài Đại sứ những tài liệu (ảnh, hồ sơ...) chứng minh nhóm Hoàng Cơ Minh đã tổ chức hoạt động vũ trang khủ‌ng b‌ố Việt Nam nhưng không thành...

Và ông Hưởng nói với ngài Michalak rằng "Thực chất Việt Tân chính là nhóm khủ‌ng b‌ố của Hoàng Cơ Minh, mục đích hoạt động là lật đổ chính quyền Việt Nam. Những năm trước họ đã xác nhận là đưa hàng tấn vũ khí vào gây ra các cuộc phá hoại ở lãnh thổ Việt Nam. Nhưng khi Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao và khi quan hệ hai nước tốt lên thì số này lợi dụng quan hệ đó để đưa lực lượng vào lãnh thổ Việt Nam hoạt động với phương thức mà họ gọi là "bất bạo động"... Có thể nói họ đang ráo tiết thực hiện một chiến dịch để đưa lực lượng của họ vào nội địa để tiến hành các hoạt động chống phá đất nước chúng tôi. Tôi cũng chuyển tài liệu để ngài xem".

Còn ngài Đại sứ thì đã nói rằng "Cám ơn ngài về việc ngài đã cung cấp cho chúng tôi rất nhiều tài liệu và chắc chắn chúng tôi sẽ mang về và nghiên cứu kỹ".

Vậy nhưng đến ngày 11/12/2007, khi trả lời phóng viên AFP tại Hà Nội, ngài Đại sứ Mỹ lại nói rằng "Theo thông tin tôi có được trên mạng, nhóm Hoàng Cơ Minh thành lập năm 1987, sau đó năm 2004 một tổ chức có tên là Việt Tân nhóm họp tại Berlin để kêu gọi tự do bày tỏ chính kiến một cách hoà bình. Quan điểm của chúng tôi là vẫn chưa có chứng cứ nào chứng tỏ họ có liên quan đến hoạt động khủ‌ng b‌ố. Nếu có bằng chứng nào cho thấy nhóm đó can dự vào bất kỳ hoạt động khủ‌ng b‌ố nào thì tôi muốn thấy bằng chứng đó".

Theo đó, nghĩa là tập tài liệu dày về hoạt động khủ‌ng b‌ố của nhóm Hoàng Cơ Minh và những lời khai của Leon Trương về bản chất thực sự của Việt Tân mà phía Việt Nam trao cho ngài Đại sứ dường như không có chút tin cậy nào? Ngài Đại sứ chỉ tin những thông tin trên mạng của Việt Tân?


Nghĩa là những thông tin mà đại diện cơ quan an ninh Việt Nam trao cho ngài Đại sứ về mối liên hệ giữa nghị sỹ Loretta Sanchez cùng nhiều người trong chính giới Hoa Kỳ với Việt Tân đã được "xếp xó"?.

Nghĩa là những lời khai của những công dân Hoa Kỳ (là thành viên Việt Tân) đã bị bắt về các hành vi: phát tán tài liệu hô hào nổi dậy của Leon Trương; vượt biên trái phép, sử dụng giấy tờ giả của Lê Quốc Quân... đã được "nghiên cứu kỹ" theo cách mà ngài Đại sứ muốn?

Để rồi cuối cùng ngài Đại sứ khẳng định rằng: "Thông tin mà chúng tôi có thể có được từ website cho thấy rằng tại một cuộc họp năm 2004 tại Berlin, Việt Tân nói rằng họ chủ trương cổ suý cho dân chủ bằng các biện pháp hoà bình. Đây là thông tin duy nhất chúng tôi có được cho đến nay (ngày 11/12/2007 - NV)", khi trả lời hãng AFP.

quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đứng đâu trong những nhóm lợi ích cá nhân?

TS từng đặt câu hỏi: "Liệu quan hệ lợi ích Việt Nam - Hoa Kỳ có đáng là con tin cho một vài lợi ích cá nhân?", khi dân biểu Sanchez sang Việt Nam.

Có lẽ câu hỏi này cần thêm một lần lặp lại.

Hàng chục năm sau chiến tranh, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ mới vượt qua được những định kiến trong quá khứ. Cũng như cách mà Tổng thống Bill Clinton hay G.W. Bush đã nhìn thấy cách mà người dân Việt Nam đón tiếp họ khi họ tới thăm Việt Nam.

Hàng chục năm sau chiến tranh, hàng triệu nạn nhân chất độc da cam Việt Nam vẫn đang quằn quại. Hàng chục năm sau khi đất nước này im tiếng súng, hàng vạn gia đình vẫn chưa tìm được hài cốt của con em mình đang nằm rải rác dọc theo chiều dài của đất nước này.

Vậy nhưng Việt Nam đã giúp đỡ MIA ra sao khi đưa những người con của nước Mỹ được trở về với gia đình của họ suốt bao năm qua, từ những vùng đất còn nhiều vết thương chiến tranh ở Việt Nam?

Một quan hệ bang giao đang dần vượt qua những định kiến của quá khứ, hướng tới tương lai, liệu có đáng đánh đổi chỉ vì lợi ích của một nhóm người cá biệt, từng tổ chức khủ‌ng b‌ố vũ trang không thành, nay quay qua "B.L chính trị", hô hào biểu tình, bạo động để lật đổ chính phủ Việt Nam?.

Cũng như cách mà một chính phủ cần phải trả lời: Liệu họ có chấp nhận được không khi công dân nước họ dùng giấy tờ giả vượt biên trái phép vào một nước khác để tổ chức kêu gọi lật đổ chính phủ nước đó?.

Đó cũng là cách Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam Nguyễn Văn Hưởng đã hỏi Đại sứ Hoa Kỳ Michael Michalak: "Liệu Hoa Kỳ sẽ hành xử ra sao "nếu một người như tôi, hoặc một nhóm người ở Việt Nam sang Hoa Kỳ, rồi lôi kéo những người đang sống ở Hoa Kỳ vào một tổ chức chống chính phủ Hoa Kỳ?" dưới danh nghĩa "ôn hoà" (?!).

Có đủ 2 chiều thông tin, nhưng chỉ công bố những thông tin từ mạng của Việt Tân, hình như ly cà phê mời báo giới của ngài Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam ngày 11/12/2007 vừa qua pha vị quá nhạt (?!).

Một vài câu hỏi của báo giới trong buổi gặp này 11/12/2007 vừa qua:

TTXVN: Tôi được biết Việt Nam sẵn sàng cung cấp cho Mỹ những chứng cứ về những hành động khủ‌ng b‌ố của nhóm Việt Tân, ông nghĩ thế nào về điều này?

Ngài Đại sứ Mỹ: Chúng tôi sẽ xem xét kỹ tất cả những chứng cứ mà Chính phủ Việt Nam cho chúng tôi thấy.

Báo QĐND: Thế thì các hoạt động của Việt Tân trong quá khứ, ví dụ như kế hoạt Đông tiến do Hoàng Cơ Minh thực hiện vào thập kỷ 80 của thế kỷ trước, phía Mỹ có coi những hành động đó là khủ‌ng b‌ố hay không?

Ngài Đại sứ Mỹ: Tôi không nghĩ vậy và không muốn bàn luận gì thêm mà nên tập trung vào 4 người bị bắt làm sao để họ được đối xử công bằng nhất.

AFP: Ngài có thể cho chúng tôi biết chính quyền Mỹ coi Việt Tân là như thế nào về mặt chính trị trong khi Chính phủ Việt Nam coi đó là một tổ chức khủ‌ng b‌ố?

Ngài Đại sứ Mỹ: Quan điểm của chúng tôi khác với với Việt Nam. Phía Việt Nam cho rằng Việt Tân không ít thì nhiều là một nhóm khủ‌ng b‌ố. Theo hiểu biết của tôi, Việt Tân không phải là một nhóm khủ‌ng b‌ố. Thông tin mà chúng tôi có thể có được từ website cho thấy rằng tại một cuộc họp năm 2004 tại Berlin, Việt Tân nói rằng họ chủ trương cổ suý cho dân chủ bằng các biện pháp hoà bình. Đây là thông tin duy nhất chúng tôi có được cho đến nay.

Phóng viên: Những người lãnh đạo Việt Tân hôm nay đều là những người tham gia hoạt động của Hoàng Cơ Minh trong quá khứ. Bây giờ những người này chỉ bằng tuyên bố chuyển sang đấu tranh một cách hoà bình, ông có thể cho biết chúng tôi dựa vào cái gì để tin rằng những người đã từng dùng vũ trang trong quá khứ, giờ đây chủ thay đổi trên lời nói. Chúng tôi có tin được không?

Ngài Đại sứ Mỹ: Tất cả những gì tôi có thể nói là không có chứng cứ về hành động khủ‌ng b‌ố của họ trên lãnh thổ Việt Nam.

Phóng viên: Nếu một thành viên của Al Queda vào Mỹ với hộ chiếu giả và vi phạm luật nhập cư Mỹ và tuyên bố anh ta đến với thiện chí không dùng B.L thì Mỹ sẽ xử lý thế nào?

Ngài Đại sứ Mỹ: Đây là vấn đề để toà án quyết định. Ở Mỹ, cũng như ở Việt Nam như quy định trong điều 72 của Hiến pháp Việt Nam, một người không bị coi là có tội cho đến khi toà án phán quyết họ có tội. Do đó, điều chúng tôi có hiện nay là chờ đợi.

Phóng viên: Thế ông nghĩ thế nào nếu Bin Laden từ bỏ vũ trang và muốn thảo luật một cách hoà bình với chính phủ Mỹ?

Ngài Đại sứ Mỹ: Tôi nghĩ việc gì cũng có giới hạn của nó. Nếu như vậy chúng tôi sẽ bắt giữ và xử lý vì những hành động của ông ta năm 2001.

  • Hà Trường - Minh Anh

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật