Nga dạy bài học lịch sử Crimea cho Ukraine

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Kỷ niệm sáp nhập Crimea, Tổng thống Putin tới thăm bán đảo, Nga đòi Kiev bồi thường trong suốt quá trình quản lý Crimea.
Nga dạy bài học lịch sử Crimea cho Ukraine
Ông Poroshenko dự định 5 năm nữa sẽ đưa Ukraine gia nhập NATO, EU.

Một thông cáo từ điện Kremlin ngày 17/3 cho hay, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tới thăm Sevastopol, thành phố lớn nhất trên bán đảo Crimea, để dự lễ kỷ niệm 5 năm ngày bán đảo này “quay trở về” với đất mẹ Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một lần tới thăm công trường xây cầu Crimea.

Tổng thống Nga dự định sẽ tới thăm khu phức hợp tưởng niệm thành phố 1854-1855 và Malakhov Kurgan năm 1944.

Cùng ngày 18/3, Tổng thống Putin sẽ tới thành phố Simferopol cùng với các đại diện nhân dân ở Crimea và Sevastopol để tham dự lễ kỷ niệm đặc biệt lần thứ năm, đánh dấu sự kiện cuộc trưng cầu dân ý Crimea 2014 và thống nhất nước Nga.

Lãnh đạo nước Nga sẽ tham gia buổi lễ vận hành nhà máy nhiệt điện Balaklavskya, nhà máy nhiệt điện Tavricheskaya và trạm biến áp cảng ở Taman thông qua một liên kết truyền hình trực tiếp.

Cộng hòa Crimea và Sevastopol, một thành phố có vị trí đặc biệt trên Bán đảo Crimea nơi hầu hết cư dân là người dân tộc Nga đã từ chối công nhận tính hợp pháp của chính quyền mới trong cuộc đảo chính tháng 2/2014 ở Ukraine.

Ngày 18/3/2014, Tổng thống Putin đã ký một thỏa thuận với các dân biểu từ bán đảo Crimea, trước sự chứng kiến của Nghị viện và Hạ viện Nga, để biến Crimea thành lãnh thổ Nga, hai ngày sau một cuộc trưng cầu dân ý mà phương Tây không công nhận.

Ở Nga, ngày 18/3 được công nhận là “ngày Thống nhất Crimea”.

Người phát ngôn Điện Kremlin hôm 13/3 cho hay: “Đây là ngày quan trọng cho tất cả người Nga vì vậy chắc chắn ông Putin sẽ tham gia vào các sự kiện liên quan”.

Kể từ ngày 16/3, sự kiện 5 năm ngày sáp nhập Crimea vào Nga được kỷ niệm tại Moscow trong 3 ngày.

Các hoạt động mang tên gọi "Mùa Xuân Crimea" diễn ra tại 13 khu vực công cộng của thủ đô, gồm các lễ hội ẩm thực Crimea, liên hoan nhạc jazz, các buổi hòa nhạc trên đường phố. Hơn 300 nhà hàng Moscow cũng chuẩn bị thực đơn đặc biệt "Dành cho mùa Xuân Crimea" gồm các món đặc sản của bán đảo.

Càng đến ngày kỷ niệm sáp nhập vào nước Nga, Crimea lại càng trở thành vấn đề nóng thu hút sự chú ý đặc biệt của các quan chức Ukraine.

Ukraine đang trong một cuộc đua khốc liệt để tranh cử Tổng thống vào ngày cuối cùng của tháng 3. Nỗi đau từ việc bán đảo Crimea tự đòi độc lập không khỏi khiến giới chức chính trị ở quốc gia này mong muốn tìm mọi cách để đưa Crimea trở về Ukraine.

Đương kim Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã kêu gọi cử tri ủng hộ ông trong các cuộc thăm dò sắp tới như một cách để ủng hộ Ukraine độc lập khỏi Nga.

"Mục tiêu của cuộc bầu cử này là bảo vệ nền độc lập thực sự khỏi Nga" - ông Poroshenko nói trên Quảng trường Mikhailovskaya ở Kiev.

Theo ông Poroshenko, cử tri Ukraine sẽ quyết định về sự phát triển tương lai của đất nước mình tại cuộc bầu cử ngày 31/3 tới.

Ông cho rằng, một khi Ukraine gia nhập châu Âu thì các thành phần đòi độc lập khỏi Ukraine sẽ tự động tách khỏi sự phụ thuộc vào Nga và trở về với Ukraine. Đương kim Tổng thống cũng cho rằng, khoảnh khắc này đã đến rất gần rồi.

"Vào ngày 31/3, chúng ta sẽ xác nhận đường đến châu Âu hoặc quay trở lại đế chế. Nếu chúng ta tiếp tục đi con đường này thêm 5 năm nữa, chúng ta sẽ đi xa đến mức Nga sẽ mất bất kỳ cơ hội nào để giành lại quyền kiểm soát đối với Ukraine" - ông Poroshenko nhấn mạnh.

Nếu tái đắc cử, gần cuối nhiệm kỳ thứ hai của ông Poroshenko sẽ đánh dấu sự gia nhập EU, NATO của Ukraine. Ông nhấn mạnh rằng chỉ có tư cách thành viên trong EU và đặc biệt là NATO đảm bảo cho quốc gia này sự độc lập và an ninh của công dân.

Để đòi lại Crimea, ông Poroshenko khẳng định chắc chắn sẽ dùng các biện pháp chính trị và ngoại giao.

Dẫu vậy, ông Poroshenko vẫn nhấn mạnh rằng "con đường dẫn đến hòa bình nằm trong việc tăng cường hơn nữa cho quân đội".

Nhiệm kỳ tổng thống mới nếu ông thắng cử sẽ được bắt đầu với việc nâng cấp chương trình tên lửa Ukraine.

Nga có thể đòi Ukraine bồi thường vì Crimea

Trước các nỗ lực đòi lại bán đảo Crimea của Ukraine và nỗ lực phát triển Crimea sau khi "trở về Đất Mẹ Nga", lịch sử của Crimea sẽ cho thấy rõ tranh cãi này.

Người đứng đầu Ủy ban Duma Quốc gia Nga về các vấn đề quốc tế Leonid slu‌tsky hôm 17/3 đã tuyên bố, Nga có thể yêu cầu Ukraine bồi thường thiệt hại kinh tế cho bán đảo Crimea trong suốt quá trình bán đảo này nằm dưới sự phụ thuộc của Ukraine.

Bán đảo Crimea là "món quà" của nước Nga trao cho Ukraine.

Cụ thể, Nga có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại kinh tế ở cấp quốc tế cao nhất đối với Ukraine liên quan đến việc Kiev đã gây ra cho Crimea.

Chủ tịch Quốc hội Nga Duma (Hạ viện) Vyacheslav Volodin trước đó cũng đã đề nghị sử dụng các thể chế Nghị viện châu Âu để gây sức ép khiến Kiev buộc phải bỏ ra các khoản bồi thường cho Ukraine.

Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov nói với các phóng viên rằng, nhóm làm việc của Duma và Hội đồng Nhà nước Crimea vào tháng tới sẽ bắt đầu đánh giá thiệt hại của bán đảo này khi họ thuộc chủ quyền của Ukraine.

Bán đảo này đã bị cắt điện, cắt nước ngọt... trong nhiều ngày do các phần tử quá khích ở Ukraine tiến hành sau khi tuyên bố sẽ độc lập khỏi Ukraine.

Nước Nga luôn cho rằng Crimea là một phần của nước Nga được trao cho Ukraine và từ cuộc đảo chính năm 2014 mà bán đảo này đã thực sự "trở về đất Mẹ Nga".

Một sự kiện mang tính bước ngoặt đối với Crimea là ngày 19/2/1954, theo đề xuất của Tổng bí thư đảng cộn‌g sả‌n Liên Xô Nikita Khrushchev, Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô đã ra sắc lệnh cắt tỉnh Crimea chuyển sang Ukraine.

Việc chuyển giao Crimea từ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga sang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine được miêu tả là "món quà" của chính quyền Liên Xô dành tặng cho Ukraine.

Món quà của chính quyền Liên Xô được cho là nhằm "củng cố và tăng cường mối quan hệ vĩ đại" giữa hai dân tộc Nga và Ukraine, bởi nó "được trao" đúng vào dịp kỉ niệm tròn 300 năm Ukraine trở thành một phần của Đế quốc Nga.

Tuy nhiên, sau khi Liên Xô tan rã, những lực lượng chính trị nắm quyền tại Kiev ngày càng tỏ ra lệch pha với Moscow vì "khát vọng Tây tiến", muốn đưa Ukraine sớm hòa nhập vào không gian Châu Âu-Đại Tây Dương.

Cuộc cách mạng trên quảng trường Maidan đã thúc đẩy những người dân trên bán đảo này không ủng hộ chính quyền mới và đã tự tuyên bố độc lập.

Quay về mốc thời gian năm 1954, sự kiện tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga đúng như món quà được trở về nơi đã trao đi - nước Nga.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật