Subway - Ông vua mới ngành fast-foood

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Với số lượng cửa hàng gia tăng chóng mặt trong năm qua, lần đầu tiên tập đoàn sản xuất đồ ăn nhanh (fast-food) Subway của Mỹ đã qua mặt “gã khổng lồ“ McDonald’s, trở thành hãng fast-food có “diện phủ sóng“ lớn nhất thế giới.
Subway - Ông vua mới ngành fast-foood
Ảnh minh họa

Người phát ngôn của Subway ngày 7/3 cho biết tính đến đầu năm nay, chuỗi nhà hàng của tập đoàn đã lên tới con số 33.749, cao hơn khoảng 1.000 nhà hàng so với McDonald's. Một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành công của Subway là tập đoàn này thuộc quyền sở hữu tư nhân, do đó có thể tập trung phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ cũng như nâng cấp hệ thống cửa hàng trên toàn cầu....

Lịch sử phát triển của Subway

Fred DeLuca sinh năm 1948 trong một gia đình lao động ở Bridgeport, bang Connecticus, Mỹ. Gia đình Fred DeLuca rất nghèo và như bao nhiêu trẻ em khác, cậu mơ ước được đổi đời và đổi đời từ tài năng, trí tuệ của mình. Fred DeLuca vì thế rất chăm học và ham học. Năm 17 tuổi, Fred DeLuca mở cửa hàng bán bánh mỳ nhằm kiếm thêm chút tiền để theo đuổi việc học đại học, nhưng chỉ hơn hai chục năm sau từ quán hàng nhỏ đó, Fred DeLuca đã sở hữu cả một tập đoàn Subway,bán đồ ăn nhanh khổng lồ, nổi tiếng khắp châu Mỹ và châu Âu.

Với một chiến lược kinh doanh táo bạo nhưng rất bài bản, Fred DeLuca đã làm nên nghiệp lớn bắt đầu từ 1.000 USD tiền vay. Hệ thống cửa hàng bán bánh mì của Fred DeLuca tăng nhanh với tốc độ chóng mặt. Ông đã rất thành công ở Mỹ, Canada, Anh, Australia và rất nhiều nước khác. Tổng cộng trên toàn thế giới, hệ thống ăn nhanh Subway đã có trên 25.000 cửa hàng tại 83 nước trên thế giới. Mỗi ngày toàn hệ thống Subway đã bán ra trên 4,8 triệu chiếc bánh mỳ kẹp thịt hay xúc xích, pho mát.


Bánh mì Subway được kẹp xúc xích, thịt nguội và salat trước mặt khách, giúp họ được kiểm chứng chất lượng và cả “qui trình” thủ công.

Đã có khá nhiều người nói rằng bánh mỳ của Subway khá đắt tiền nhưng ông đã thuyết phục thành công rằng “đắt xắt ra miếng”. Tất cả 5 loại bánh mỳ được sử dụng đều do Subway tự làm chứ không phải nhập từ các nhà máy sản xuất công nghiệp. Cả 12 loại xúc xích, thịt nguội và salat mà Subway dùng đều là loại tươi ngon nhất mà khách hàng có thể tự chứng kiến và đánh giá. Fred DeLuca thừa nhận việc chỉ cắt bánh mì, nhét xúc xích, thịt nguội khi khách yêu cầu là quy trình có vẻ thủ công, là điểm yếu về năng suất lao động.

Nhưng mặt khác, Fred DeLuca lại tự tin khẳng định điểm yếu đó chính lại là điểm mạnh của Subway khi cạnh tranh với các đối thủ khác trong ngành cung cấp đồ ăn nhanh. Các sản phẩm của Subway được đánh giá là tốt hơn cho sức khoẻ, không nhiều mỡ dầu, không gây béo phì. Fred DeLuca tự hào vì bánh mì của Subway được khách hàng cho là ngon hơn, không bị qui chung vào nhóm đồ ăn công nghiệp như phần lớn các món ăn Fast-Food khác.

Và đây là lợi thế vô cùng quan trọng mà ông chủ Fred DeLuca tài ba đã biết quảng bá và khai thác tối đa trên con đường chinh phục vị trí số 1 thế giới.

Mặc dù được thành lập vào năm 1965 song đến nay, Subway vẫn chưa tham gia thị trường chứng khoán. Vì Fred DeLuca không hề muốn công ty của mình niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ông cho rằng lĩnh vực của mình không cần nhiều vốn và ông vẫn có thể tiếp tục tăng trưởng trên nguồn lực tự có. Các chuyên gia ước đoán Fred DeLuca sẽ là một tỉ phú lớn nếu giá trị của Subway được định giá trên thị trường chứng khoán. Trong khi đó, ngay từ những ngày đầu mới ra mắt vào năm 1955, McDonald's đã sớm thống lĩnh thị trường fast-food, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa tư bản và giữ vai trò quan trọng trên sàn chứng khoán Mỹ. McDonald's hiện có giá 80 tỷ USD.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật