Phía sau những đồng Đô la gửi về…: Đẫm nước mắt mưu sinh nơi đất khách

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phần lớn mọi người đều nghĩ rằng những người đi lao động tại nước ngoài hẳn phải có cuộc sống dư dả khi kiếm được một khoản tiền không hề nhỏ. Nhưng đằng sau những đồng tiền đó là sự thật không phải ai cũng thấu hiểu.
Phía sau những đồng Đô la gửi về…: Đẫm nước mắt mưu sinh nơi đất khách
Dòng chia sẻ về cuộc sống vất vả của một du học sinh.

Những dòng chia sẻ mới đây về hoàn cảnh của những người con lao động xa xứ trên một tài khoản mạng xã hội đã đem lại cái nhìn khác cho độc giả. Dù không dài nhưng bài viết đã gửi tới cho chúng ta một bức ảnh chân thực về cuộc sống của họ. Chúng ta thường chỉ nhìn thấy những đồng lương họ gửi về mà quên mất rằng, đó còn là mồ hôi, rủi ro trong công việc, thậm chí có cả máu và nước mắt.

Tâm sự rơi nước mắt về cuộc sống lao động ở Nhật của cô gái Việt

Dòng chia sẻ về cuộc sống vất vả của một du học sinh – (Ảnh chụp màn hình).

Xuất Khẩu Lao Động Hàn Quốc 2018

“Phía sau những tờ đô la con gửi về…

Phía sau những câu nói: “mày thiếu gì tiền” mà bạn bè vẫn ban tặng cho con…

Rất nhiều người vẫn chưa biết sự thật đằng sau những đồng đô la đó, nó là một chuỗi những ngày gian nan vất vả và có khi được đánh đổi bằng máu và nước mắt…

Giấc ngủ trưa tạm bợ của những người lao động xa nhà

Xin vui lòng chia sẻ để mọi người ở Việt Nam có một cái nhìn chính xác hơn về cuộc sống xa xứ , biết gìn giữ , quý trọng những đồng tiền mà anh em lao động gửi về. Tiền làm ra mới khó chứ tiêu thì nhanh lắm.

Những hình ảnh sau đây là có thật nhưng không phải là đại diện cho tất cả anh em lao động ở nước ngoài. Chúng tôi cũng không phải than vãn gì cả bởi vì cuộc sống ở đâu cũng vậy. Có làm mới có ăn. Đi làm thuê kiếm tiền thì sao đòi hỏi gì nhiều. Cái mà chúng tôi muốn gửi đến là một khía cạnh khác, không phải xa hoa như mọi người vẫn nghĩ, và rồi từ đó gia đình bạn bè ở Việt Nam biết giữ gìn, trân trọng hơn những đồng tiền chúng tôi gửi về.

Và những anh em nào đang có dự định đi làm việc ở nước ngoài thì cứ yên tâm mà đi. Cuộc sống luôn có sự đánh đổi… người thành công là người biết nắm bắt thời thế, biết trân trọng những gì đã và đang có”.

Hẻm ăn trưa của những công nhân vệ sinh môi trường. (Ảnh: FB)

Điều kiện làm việc khó khăn và vô cùng vất vả. (Ảnh: FB)

Không những thế họ phải đánh đổi những khoảng thời gian xa gia đình, người thân, tự chăm sóc, lo liệu cho cuộc sống, thay vào đó là sống trong tình thương, sự đùm bọc của những đồng hương cùng cảnh xa nhà: “Đằng sau những tờ đô gửi về cho gia đình, những hào nhoáng khi được xuất cảnh ra nước ngoài là những ngày lao động vất vả, những bữa cơm hộp chớp nhoáng, hay những phút chợp mắt vạ vật”.

Các công nhân tranh thủ ăn trưa sau giờ làm việc vất vả. (Ảnh: FB)

Thực tế, người lao động Việt Nam ở nhiều quốc gia khác cũng có cuộc sống tinh thần tương đối đơn điệu. Chị Hạnh, một lao động xuất khẩu làm nông nghiệp ở Ibaraki Nhật Bản chia sẻ để được đi xuất khẩu lao động Nhật Bản chị đã phải vay mượn họ hàng, thế chấp sổ đỏ để có số tiền 280 triệu. Tuy nhiên, sự bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa, thời tiết khiến cho chị cảm thấy cuộc sống rất khó khăn và tẻ nhạt. Hơn nữa công việc làm nông khiến cho chị ít có thời gian tiếp xúc với bên ngoài. Vậy nên một ngày của chị chỉ gắn với công việc rồi về nhà ăn, ngủ và xem tin tức trên điện thoại.

“Với 50.000đồng ở Việt Nam, bạn có thể nấu một bữa ăn khá tươm tất cho 3 người. Trong khi đó bạn phải mất 10.000 Won ( 200.000 đồng) cho suất ăn 2 người chỉ gồm cơm canh đơn giản ở quán bình dân”, Anh An một lao động Việt Nam tại Hàn Quốc chia sẻ. Mức lương đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc 40 – 50 triệu đồng/tháng ở Việt Nam có thể là mơ ước của rất nhiều người, tuy nhiên đối với người dân Hàn quốc thì nó là khá thấp.

Giấc ngủ trưa vội vàng.

Theo khảo sát thì hầu hết lao động Việt Nam tại đây cuộc sống chỉ gói gọn trong đoạn đường từ phòng trọ đến nơi làm việc, siêu thị bởi các dịch vụ giải trí được coi là bình dân ở đây thì lại khá đắt đỏ so với thu nhập của lao động nước ngoài. Thời gian rảnh rỗi họ chỉ ở nhà ăn, ngủ, lướt web, đọc sách và chi trả những khoản tiền bắt buộc phải đóng.

Không chỉ riêng lao động tại Hàn Quốc và Nhật Bản mà người lao động Việt Nam tại Đài Loan cũng có cuộc sống không thoải mái hơn là bao. Anh Nam 45 tuổi sống tại Đài Loan đến nay đã được 7 năm, tuy nhiên cuộc sống của anh cũng không mấy dễ chịu. Mức lương hiện tại của anh sau khi trừ đi các khoản phí khác thì hàng tháng anh gửi cho vợ khoảng 20 triệu đồng/tháng. Do có thời gian làm việc lâu năm nên mức lương của anh cao hơn so với đồng nghiệp.

Có thời gian rảnh là anh lại xin làm thêm nhằm kiếm thêm thu nhập gửi về cho các con ăn học. Vì phần lớn quỹ thời gian đều làm việc ngoài công trường nên hết giờ làm việc anh Nam thường về phòng trọ ăn uống, nghỉ ngơi giữ sức khỏe cho ngày hôm sau. Thường cuộc sống tinh thần của người lao động tại Đài Loan như anh Nam khá nhàm chán, gần như không bao giờ biết đến mua sắm và những khu vui chơi giải trí. Niềm vui của anh là những cuộc điện thoại ngắn ngủi về nhà nghe vợ con kể về cuộc sống bên đó.

Có lẽ một vài hình ảnh và câu chuyện chưa thể đại diện cho tất cả. Có những người lao động may mắn tìm được công việc ổn định nhưng có những người phải vất vả lao động, chạy từng bữa cơm cho bản thân, gia đình thay vì sống trong vòng tay của người thân tại quê nhà.

Bên trong ánh hào quang đi nước ngoài làm việc là những công cuộc mưu sinh nơi đất khách, những giấc ngủ chớp nhoáng, những bữa cơm tạm bợ… không phải ai cũng thấu. Chỉ những dòng đơn giản nhưng cũng là nỗi lòng, là tiếng nói để mọi người có sự thông cảm, chia sẻ động viên để các bạn cố gắng hơn, vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn để nhanh chóng về đoàn tụ bên gia đình.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật