Những đệ nhất phu nhân tai tiếng ở Trung Đông và Bắc Phi

Jeuner_rosier Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau sự ra đi của gia đình Hosni Mubarak, những tin đồn bắt đầu lan đi về việc đệ nhất phu nhân Suzanne Mubarak bay đến thị trấn Sharm al-Shaykh ở miền Nam bán đảo Sinai cùng với những chiếc vali nhét đầy châu báu.
Những đệ nhất phu nhân tai tiếng ở Trung Đông và Bắc Phi
Từ trái sang: Suzanne Mubarak, Leila Trabelsi và Rania Al-Abddallah.

Còn Leila Trabelsi Ben Ali của Tunisia thường bị chỉ trích vì hoang phí tiền bạc để tậu những chiếc ôtô thể thao đắt tiền, những biệt thự sang trọng cũng như thường xuyên bay đến Dubai để mua sắm; trong khi đó Hoàng hậu Rania al-Abdallah của Jordan bị người dân căm phẫn vì đã vung tiền tổ chức tiệc sinh nhật lần thứ 40 của bà tại sa mạc Wadi Rum.

Ở Trung Đông và Bắc Phi, cũng như tại nhiều vùng khác của thế giới, những "đệ nhất phu nhân" thường là đối tượng của sự chỉ trích trực tiếp từ xã hội. Và họ bị coi là hình ảnh của tham nhũng và tham lam quá độ.

Trong vài cuộc biểu tình phản kháng sớm nhất ở Ai Cập trong những năm 2000, cái tên Suzanne Mubarak thường được nhắc đến như là một cách để tấn công chồng bà - Tổng thống Hosni Mubarak. Bất chấp sự quan tâm đến trẻ em và nạn mù chữ của Đệ nhất phu nhân Ai Cập, Suzanne Mubarak vẫn bị công chúng coi là hình ảnh tượng trưng cho sự xấu xa của chế độ Mubarak. Bà bị công kích về đủ chuyện - từ việc có quan hệ thân thiết với Farouk Hosni, Bộ trưởng Văn hóa Ai Cập, đến việc bà muốn dỡ bỏ một bệnh viện gần con đường dọc bờ biển của thủ đô Alexandria chỉ vì thấy chướng mắt!

Trong làn sóng biểu tình rầm rộ kéo dài 18 ngày ở Ai Cập vừa qua dẫn đến sự ra đi vội vã của gia đình Mubarak, Suzanne không là mục tiêu của những người biểu tình song bà vẫn là người  liên đới. Mặc dù người ta chưa biết rõ những gì diễn ra trong điện Al-Uruba ở Cairo, nhưng chắc chắn Suzanne đóng một vai trò trong chế độ của Mubarak.

Nhiều người Ai Cập tin rằng Suzanne Mubarak là trung tâm của sự rạn nứt chính trị quan trọng của Ai Cập từ năm 2000. Người dân Ai Cập tin Suzanne đứng đằng sau kế hoạch đưa con trai của bà là Gamal lên kế thừa chiếc ghế tổng thống của Hosni Mubarak. Suzanne cũng luôn được mô tả là người lợi dụng Hosni để mưu đồ trị vì Ai Cập. Sau Mubarak, Suzanne là người kế tiếp để cho người dân Ai Cập trút cơn giận dữ của họ.

Trong trường hợp của Đệ nhất phu nhân Tunisia Leila Trabelsi, có lẽ bà được coi là hiện thân của đạo đức giả trong hai lĩnh vực được tuyên bố là thành công đặc biệt của Tunisia: phát triển kinh tế và quyền của phụ nữ. Trong lĩnh vực phát triển kinh tế, Leila Trabelsi đã lợi dụng vị trí của mình để mưu cầu lợi ích cho cá nhân và gia đình mình trong suốt hai thập niên.

Bà, cũng như những thành viên khác trong gia tộc, từng bị buộc tội lợi dụng nền kinh tế Tunisia thông qua việc chiếm hữu một cách mờ ám hay bất hợp pháp những tài nguyên kinh tế và tài sản công lẫn tư - những chuỗi khách sạn, công ty hàng không, những đài phát thanh, hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp tư nhân, đất công v.v...

Ở một quốc gia được những tổ chức quốc tế như là World Bank và IMF (Quỹ Tiền tệ quốc tế) ca ngợi là mô hình của cải cách kinh tế, vợ của Tổng thống đã phù phép hàng tỉ USD trở thành tài sản riêng, bất chấp việc gây tổn hại cho sự thịnh vượng kinh tế của đất nước.

Trong lĩnh vực quyền của phụ nữ, mặc dù có nguồn gốc khiêm tốn, Leila Trabelsi thật sự không biết đến cuộc đấu tranh đơn độc của phụ nữ Tunisia chống lại sự vi phạm nhân quyền và những phụ nữ dám tố giác chính quyền để phải đối mặt với sự đe dọa hay tù tội, thậm chí buộc phải sống lưu vong. Thay vì đại diện và bảo vệ cho quyền phụ nữ, Leila Trabelsi là đồng phạm của một chế độ tham nhũng, ăn cướp và trấn áp người dân.

Hoàng hậu Rania của Jordan cũng không được lòng dân và mọi người kêu gọi nhà vua ly hôn bà. Trong bối cảnh xáo trộn về chính trị đang gia tăng ở Jordan, khi những cuộc cách mạng nổ ra ở Tunisia và Ai Cập, sự phê phán Hoàng hậu Rania đã tiến đến một mức độ mới.

Trong tuần đầu tiên của tháng 2/2011, 36 thành viên của các bộ tộc Jordan đã đồng ký tên trong một bức thư gửi đến Vua Abdallah II trong đó họ trực tiếp buộc tội Rania và gia đình bà có những bất minh về tài chính.

Nguồn gốc Palestine của Hoàng hậu Rania cũng gây bực tức trong dân chúng Jordan. Trong bức thư gửi Vua Abdallah II, Hoàng hậu Rania còn bị buộc tội bảo đảm cung cấp hộ chiếu cho 78.000 người Palestine giữa những năm 2005 và 2010. Bởi vì với chính sách đang gây tranh cãi của Jordan, giữa những năm 2004 và 2008 hơn 2.700 người Jordan gốc Palestine bị tước quyền công dân Jordan.

Rania trở thành biểu tượng của mối đe dọa và là mục tiêu của sự giận dữ nơi người dân Jordan bởi vì họ lo sợ hoàng hậu sẽ đánh mất sức mạnh kinh tế và nhân khẩu của đất nước vào tay người Jordan gốc Palestine.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật