“Người đàng hoàng ai lại đi làm công an…”

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hình ảnh một thiếu úy công an cõng em nhỏ đi làm căn cươ’c được chia sẻ trên m.ạ.n.g xã hội khiến nhiều người xúc động.
“Người đàng hoàng ai lại đi làm công an…”
Đồng chí thiếu úy cõng em nhỏ không di chuyển được.

Mới đây, cộng đồng m.ạ.n.g chia sẻ những bức ảnh các chiê’n sĩ công an cõng người già và người tàn tật đến địa điểm làm căn cươ’c, trong đó có ảnh một thiếu úy đang cõng em nhỏ khuyết tật trên lưng với nụ cười tươi rói. Những h.ì.n.h ảnh này gây xúc động cho mọi người.

Qua xa’c minh, chúng tôi biết được những chiê’n sĩ công an nói trên công tác tại Công an phường Vàng Danh, Công an TP Uông Bí (Quảng Ninh). Chiến sĩ công an đeo hàm thiếu úy là Thiếu úy Chu Ngọc Hơn.

Chiến sĩ công an này đi qua chợ và người dân chụp lại h.ì.n.h ảnh này.

Xem Video: Hàng trăm bộ đội, công an giúp dân thu hoạch tiêu

//

Em nhỏ được cõng đến trụ sở Công an phường Vàng Danh để làm căn cươ’c.

Trao đổi với PV, Trung tá Ngô Thanh Thế, Công an phường Vàng Danh, cho biết công an phường mới triển khai công tác cấp căn cươ’c cho những người tàn tật, không di chuyển được trên địa bàn phường.

Xem Video: Cán bộ chiến sĩ công an dồn sức giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai 

//

Có hơn 10 người không di chuyển được nên các công an phường vào tận nơi làm căn cươ’c hoặc là cõng họ ra xe chở đến phường làm rồi lại cõng họ để họ trở về. “Không chỉ m.ì.nh Thiếu úy Chu Ngọc Hơn, những công an khác cũng làm những việc tương tự” – Trung tá Thế nói.

Không chỉ Thiếu úy Chu Ngọc Hơn, những chiê’n sĩ công an khác cũng làm việc tương tự.

Rất nhiều phản hồi tốt trên m.ạ.n.g xã hội về việc trên. Bạn có tài khoản Facebook tên Lê Kim Liên ở Uông Bí chia sẻ: “Công việc nào thì cũng có người nọ người kia, đây là h.ì.n.h ảnh người tốt việc tốt, dù chỉ là một việc làm nhỏ nhất thôi nhưng vì dân thì cũng lay động lòng người, xứng danh là Công an nhân dân…”.

Được biết người chụp lại những bức ảnh xúc động trên là Facebooker Thuy Le.

Nhiều người vẫn nghĩ làm công an là sướng lắm, muốn làm gì cũng được, thậm chí nghĩ rằng “người đàng hoàng ai lại đi làm công an”.

Chúng ta không phủ nhận hay bảo vệ cho những chiến sĩ công an bị sai phạm quy định ngành. Thế nhưng, cũng đừng vơ đũa cả nắm, đừng vì những con sâu mà ngoảnh mặt với cả lực lượng. Hãy thử lắng nghe nỗi lòng của các chiến sĩ công an và những người thân của họ để hiểu thêm những khó khăn của họ …

Đi làm tối, nhiều khi gặp những thành phần “trẻ trâu” đứng chửi bới, thách thức cũng không thể nói được gì. Đi cao điểm chống đua xe, nhiều anh em bị ngã nặng do bị các đối tượng đạp xe làm liều. Lần nào cũng có anh em bị thương, nhẹ thì ngã, ê ẩm trầy trụa, nặng thì phải nhập viện, đủ cả.

Khi lại đi bắt ổ ke, đập đá. Lúc nào cũng nơm nớp lo sợ các đối tượng làm liều cầm dao chống trả… Sợ các đối tượng nghĩ liều cầm ống tiêm nhiễm HIV lên mà chích. Ai có lỡ gặp trường hợp này thì phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ, chỉ mong đền thời hạn xét nghiệm mà thở phào nhẹ nhõm. Chẳng ai hiểu cái cảm giác mà không biết sống chết ra sao, có vợ không dám ngủ cùng vì chưa biết thế nào. Đó là sự “tr‌a tấ‌n tinh thần” mà khó ai tưởng tượng được.

Thiếu úy công an bị côn đồ ché‌m đứ‌t 2 gân tay

Mỗi lần bắt cướp! Nhiều khi chả nghĩ gì cứ chạy thục mạng theo, lao ra giữa đường… Xe tải lớn phi ầm ầm mấy lần tông hụt. Cũng chỉ biết thở dài, than cái nghề này bạc.

Nhiều khi chẳng cần quan tâm sự việc thế nào. Nhiều anh em đi làm gặp phải chống đối – bị lôi cả tổ tông ông bà ra chửi bới… Tức lắm nhưng vẫn phải cố mà bình tĩnh. Anh em nào non kinh nghiệm mà nhảy vào thì chỉ có thiệt thân. Có đồng chí ở đơn vị truy đuổi 2 thằng thanh niên – chúng nó vừa chạy vừa chửi, lấy mũ bảo hiểm ném vào các chiến sĩ truy đuổi, đến khi bắt được có dùng võ lực trấn áp thì bị quay phim. Người dân nhiều khi chẳng cần quan tâm đúng hay sai, cứ thấy bị đánh là cho là “công an đánh người vô cớ”, là thế nọ thế kia.

Tâm sự của những người thân Công an:

Vợ một chiến sĩ CSGT kể con mình khi được cô giáo giao đề văn tả về người bố, đã nộp bài văn dang dở. Khi được hỏi tại sao, cô bé khóc nấc “Em thấy bạn nào cũng tả bố trắng trẻo, đẹp trai. Thứ bảy chủ nhật cuối tuần đưa con đi chơi… Còn bố em thì đen thui và thứ bảy chủ nhật toàn đi làm. Cô ơi, em không biết viết thế nào…”.

Có người vợ khác xót chồng là CSGT gọi điện “quát chồng”: Ra đường, có biết tìm chỗ râm mát mà đứng hay không? Người chồng chỉ biết cười: Chỗ râm thì lúc nào cũng có, nhưng cứ vào chỗ râm mà đứng thì kiểu gì người dân lại chửi là “anh hùng núp”.

Trong khi bạn đang an lành trong giấc ngủ, thì đang có những con người ngoài kia, không màng nguy hiểm mang lại yên bình cho bạn.

Trước khi anh dũng h.y sinh vì bị đối tượng nghi vận chuyển m-.a t-.ú-y b-ắn, thượng úy Bùi Công Nguyên hứa tặng bố mình chiếc áo bông đơn vị vừa phát. Thượng úy Nguyên được lãnh đạo đơn vị đánh giá là sĩ quan gan dạ, dũng cảm.

Nếu bạn nghĩ họ được trả lương từ lấy tiền của dân nên họ có nghĩa vụ và trách nhiệm như thế? Thật ra… những đồng tiền thuế các bạn bỏ ra không bao giờ là đủ cho một mạng người – Không bao giờ là đủ cho những nỗi mất mát quá lớn của gia đình của những người đã bị thương tật hay hi sinh đâu.

Các bạn có từng thấy một người vợ 20 năm liền chưa có một ngày đón giao thừa năm mới cùng chồng mình?

Có bao giờ thấy một đứa bé ngồi trước cửa đợi cha nó về đến tận nửa đêm?

Có bao giờ thấy một cô gái lặng lẽ đứng bên bàn thờ người yêu – trên đó là tấm di ảnh một chàng trai cười thật tươi trong bộ cảnh phục, còn tất cả mọi người đều khóc?

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật