Dịch tả lợn châu Phi nguy hiểm thế nào, có lây lan sang người không?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dịch tả được xếp vào loại bệnh nguy hiểm bởi nguyên nhân gây bệnh từ vi rút, cơ chế lây bệnh nhanh chóng và qua nhiều đường truyền khác nhau. May mắn, dịch tả lợn châu Phi không lây lan sang người.
Dịch tả lợn châu Phi nguy hiểm thế nào, có lây lan sang người không?
bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 2 tỉnh thành Việt Nam.

Nhiều qua 19/2, tại Hà Nội diễn ra cuộc họp thông tin về bệnh dịch tả lợn châu Phi ở Việt Nam. Theo PV, Trưởng phòng dịch tễ Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Văn Long cho biết, có 2 ổ dịch ghi nhận ở Hưng Yên tại hộ ông D.V.V (xã Trung Nghĩa, TP.Hưng Yên) với 33 con lợn, chủ yếu là lợn con và hộ ông L.X.T (xã Yên Hòa, H.Yên Mỹ) với 101 con lợn con và lợn choai.

Còn tại Thái Bình, ổ dịch được phát hiện tại một hộ chăn nuôi ở xã Đông Đô (H.Hưng Hà) với 123 con lợn. Ngay sau khi phát hiện, toàn bộ số lợn mắc bệnh đã được cơ quan thú y, chính quyền địa phương tiêu hủy; lập các chốt chặn vận chuyển, buôn bán lợn sống, các sản phẩm thịt lợn, đồng thời khử trùng toàn bộ môi trường khu vực chăn nuôi, các chợ dân sinh.

Dấu hiệu nhận biết dịch tả lợn châu Phi

Cũng theo ông Long, bệnh dịch tả lợn châu Phi có cơ chế lây qua đường tiếp xúc với máu, dịch nhầy của lợn bệnh. Biểu hiện lợn bệnh là sốt rất cao, chết từ từ chứ không chết ồ ạt như các loại bệnh lây qua đường hô hấp.

Do hiện tại không có thuốc chữa, lợn mắc bệnh có tỷ lệ chết 100% ở tất cả các loại lợn con, lợn choai, lợn thịt. Cục Thú y đã lấy hàng trăm mẫu phân tích đối với các đàn lợn ở khu vực xung quanh ổ dịch được phát hiện và đang chờ kết quả chính thức.

Nguyên nhân dịch tả lợn châu Phi lan nhanh

Giải thích về nguyên nhân bệnh xuất hiện ở các tỉnh nằm sâu trong nội địa, trong khi đó chưa ghi nhận ở các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc là quốc gia hiện có các ổ dịch bệnh tả lợn châu Phi, ông Phạm Văn Đông - Cục trưởng cục Thú Y (Bộ NN-PTNT) cho rằng nguồn vi rút có thể phát tán qua các loài chim di cư từ nơi có khí hậu lạnh đến nơi ấm hơn.

Hiện tại đang là thời điểm chim di cư từ các nước Nga, Trung Quốc, Mông Cổ... đang có dịch bệnh này. Cũng có nguyên nhân từ thói quen của người dân, khách du lịch mang theo thực phẩm thịt lợn có mầm bệnh vào Việt Nam, tương tự như đã phát hiện tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan.

bệnh dịch tả lợn gây nên bởi vi rút có sức đề kháng cao thuộc họ Flaviviridiae, tồn tại trong chuồng heo ở nhiệt độ khoảng 37 độ C.

Nguyên nhân phát bệnh là chuồng trại không được vệ sinh sạch sẽ, không tiến hành tiêu độc, khử trùng định kỳ để diệt vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Khi vi rút này xuất hiện trong chuồng trại sẽ bị diệt ở nhiệt độ 60 độ C trong 1 tiếng. Heo nhiễm bệnh sẽ có triệu chứng bệnh dịch tả heo rất rõ rệt và khá dễ để phân biệt với các loại bệnh khác.

dịch tả được xếp vào loại bệnh nguy hiểm bởi nguyên nhân gây bệnh từ vi rút, cơ chế lây bệnh nhanh chóng và qua nhiều đường truyền khác nhau. dịch tả có thể lây lan qua đường tiêu hóa ăn uống, qua đường hô hấp, thông qua các vùng da bị trầy xước, tin‌ּh dịc‌ּh,… Vi rút gây dịch tả có thể đi ra ngoài c‌ơ th‌ể con nhiễm bệnh qua phân, nước tiểu, nước bọt, vì vậy khả năng lây lan cho các con trong đàn rất cao. dịch tả có thể truyền nhiễm từ heo mẹ sang heo con.

dịch tả lợn châu Phi có lây lan sang người không?

“Giống như bệnh dịch tả truyền thống, dịch tả lợn châu Phi là loại bệnh đặc chủng trên đàn lợn, không lây bệnh cho động vật khác và không ảnh hưởng sức khỏe, lây bệnh sang con người. Người chăn nuôi cần bình tĩnh thực hiện các biện pháp khử trùng chuồng nuôi bằng vôi bột, thuốc sát trùng. Người dân cần bình tĩnh, không nên hoang mang, tẩy chay tiêu dùng sản phẩm thịt lợn khi đây là loại bệnh không lây nhiễm và gây bệnh ở người”, ông Đông nói và nhấn mạnh.

Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), bệnh dịch tả lợn châu Phi là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra. Vi rút này gây sốt xuất huyết ở heo với tỷ lệ t‌ử von‌g lên tới 100%. Hiện vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh.

Theo nghiên cứu của OIE, bệnh dịch tả lợn châu Phi có thời gian ủ bệnh từ 3 - 15 ngày, ở thể cấp tính thời gian ủ bệnh chỉ từ 3-4 ngày.

Loại vi rút này lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm vi rút như: Chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm vi rút và ăn thức ăn thừa chứa thịt heo nhiễm bệnh hoặc bị ve mềm cắn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật