VN sửa S-24 thành tên lửa đối đất bảo vệ biên giới

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, các kỹ sư quân sự Việt Nam đã chế tạo nhiều vũ khí nhằm đáp ứng yêu cầu chiến trường.
VN sửa S-24 thành tên lửa đối đất bảo vệ biên giới
Rocket không đối đất cơ lớn S-24 và giá treo chuyên dụng

S-24 là loại rocket không đối đất có đường kính rất lớn lên tới 24 cm được chế tạo cho Không quân Liên Xô và hiện vẫn còn trong biên chế Không quân Nga, nó đôi khi còn bị gọi nhầm là tên lửa nhưng thực chất đây là loại đạn không điều khiển.

Rocket cỡ lớn S-24 có chiều dài 2,33 m; trọng lượng phóng 235 kg, mang theo đầu đạn nổ phá mảnh nặng 123 km, tuy vậy tầm bắn của vũ khí này khá ngắn khi chỉ đạt tới con số 2 - 3 km, nó thường được gắn vào giá treo vũ khí của máy bay chiến đấu.

Ngòi nổ tích hợp cho rocket S-24 có mã định danh RV-24, có tác dụng giúp quả đạn phát nổ cách mặt đất khoảng 3 m, tạo ra bán kính sát thương của mảnh đạn lên tới 300 - 400 m, mảnh đạn có thể xuyên thủng vỏ giáp dày 25 - 30 mm.

Tại thời điểm đầu thập niên 1980, Không quân nhân dân Việt Nam đã được Liên Xô cung cấp một số lượng nhỏ rocket S-24, tuy nhiên chúng ít khi được dùng trên máy bay chiến đấu mà lại giữ vai trò khác rất đặc biệt.

Trước tình hình thực tế, các cán bộ kỹ sư của Viện tên lửa đã quyết định tiến hành hoán cải rocket không đối đất cỡ lớn S-24 của Liên Xô thành đạn pháo phản lực đất đối đất mang mã định danh DDL-01.

Sau khi hoàn thiện và được bắn thử nghiệm 3 lần vào các điểm chốt do quân Trung Quốc chiếm giữ trái phép ở Vị Xuyên năm 1984.

Theo một số nhân chứng, uy lực của đạn DDL-01 rất lớn nhưng độ chính xác không cao nên chưa phát huy được hiệu quả.

Hệ thống phóng rocket không đối đất DDL-01 tại mặt trận Vị Xuyên, Hà Tuyên giai đoạn 1984 - 1985

Có lẽ do nhận thấy những nhược điểm lớn của đạn rocket S-24 khi được hoán cải đề phóng từ mặt đất chính là tầm bắn rất ngắn (cự ly hiệu quả chỉ được vài trăm mét), cồng kềnh và thiếu chính xác nên sau quá trình thử nghiệm quy mô hạn chế thì vũ khí này không được tiếp tục triển khai.

Mặc dù vậy đây vẫn có thể coi như sự sáng tạo tuyệt vời của các kỹ sư quân sự Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết về vũ khí trang bị cho chiến trường vào giai đoạn căng thẳng nhất, có lẽ rocket DDL-01 sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn khi chống chiến thuật "biển người" thay vì bắn phá cụm cứ điểm.

Ngoài ra cũng có thể coi như đây là tiền đề để công nghiệp quốc phòng Việt Nam sau này tự chế tạo ra những loại pháo phản lực cỡ nòng lớn với độ chính xác cao hơn để sử dụng trong chiến tranh hiện đại.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật