Người phụ nữ 20 năm ngồi xe lăn vẫn tự nuôi mình

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mặc dù đôi chân tật nguyền bẩm sinh, sức khỏe yếu nhưng hàng ngày người phụ nữ ấy vẫn dùng chiếc xe lăn làm “đôi chân” mưu sinh. Sau những mẻ bánh đa làm ra, bà lại rong ruổi trên chiếc xe lăn đi giao bánh cho các nhà hàng. Đó là bà Trần Thị Hoa (SN 1962), trú tại thôn Lĩnh Thành, xã Xuân Đan, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Người phụ nữ 20 năm ngồi xe lăn vẫn tự nuôi mình
Sau những mẻ bánh đa ra lò bà Hoa lại rong ruổi trên chiếc xe lăn đi giao hàng. Ảnh: Sơn Nguyễn

Mượn xe lăn làm “chân” để… hành nghề

Tìm về nhà bà Hoa vào thời điểm giữa trưa, khi chúng tôi hỏi nhà bà, nhiều người dân vui vẻ dẫn đường. Đến nhà bà Hoa cũng lúc bà vừa đi giao hàng về, gặp khách lạ bà vui vẻ mời chào. Nhìn khuôn mặt, hình dáng của bà chúng tôi cảm nhận được nỗi vất vả được in hằn rõ.

Xem Video: Chàng trai ngồi xe lăn nuôi bồ câu gần 1000 con

//

Bà Hoa sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo khó, gia đình bà có 6 chị em, bà là con cả trong gia đình.Từ khi sinh ra bà không được may mắn như bao người khác, đôi chân bị bại liệt bẩm sinh. Mọi sinh hoạt của bà lúc nhỏ đều do người thân lo liệu.

Rót chén nước mời chúng tôi, bà Hoa tâm sự: “Từ nhỏ tôi đã bị liệt cả hai chân, không được đi học như bao bạn bè cùng trang lứa. Bố mẹ tôi mất sớm, tất cả mọi sinh hoạt của tôi đều nhờ tay người em trai nghèo chăm sóc. Tuổi thơ của tôi là một chuỗi ngày đau khổ và là gánh nặng cho gia đình”.

Thương hoàn cảnh chị, các em của bà Hoa góp tiền mua cho bà chiếc xe lăn, nó vừa giúp bà có thể tự vận động đi lại, một phần giúp bà có thêm động lực để sống. Đôi chân khuyết tật giờ đây không còn là nỗi mặc cảm mà trái lại, nó như nguồn động lực thôi thúc bà Hoa càng phải cố gắng vượt qua chính bản thân mình.

“Trước kia, nhiều lần tôi nghĩ khôngquẩn muốn quy‌ּên sin‌ּh cho người thân đỡ vất cả, nhưng từ khi có chiếc xe lăn này tôi nghĩ mình nên phấn đấu làm một cái gì đó có ích. Nhờ sự động viên của gia đình, người thân tôi đã lấy lại được ý chí, không đầu hàng trước số phận”, bà Hoa chia sẻ.

Khi được hỏi về cơ duyên đến với nghề làm bánh đa, bà Hoa cho biết, trước đây bố của bà cũng làm nghề bánh đa, nhưng thời điểm đó sản xuất chỉ nhỏ lẻ, chỉ phục vụ cho người dân trong thôn. Trước kia, mỗi lần bố làm bánh đa là bà lại ra ngồi nhìn, học hỏi.

Năm 1998, sau một thời gian suy đi tính lại bà quyết định chọn cho mình nghề sản xuất bánh đa.

“Lúc đầu người thân tôi ngăn cản nhiều lắm, mọi người nghĩ với đôi chân như tôi thì không thể nào ngồi làm bánh được, nhưng rồi mọi người đều phải chiều theo ý tôi. c‌ơ th‌ể tôi không được lành lặn như bao người bình thường nên lúc bắt đầu làm bánh đa tôi gặp rất nhiều khó khăn, vì để làm ra một chiếc bánh đa nó trải qua nhiều công đoạn nhỏ. Những ngày đầu mới làm chỉ được khoảng 40-50 chiếc/ngày, nhưng hiện nay tôi làm mỗi ngày hơn 300 chiếc phục vụ cho hàng chục cửa hàng ở trong và ngoài huyện. Thu nhập trừ chi phí cũng được khoảng 300-350 ngàn/ngày”, bà Hoa tâm sự.

20 năm rong ruổi trên đường

Sau mỗi mẻ bánh đa cho ra lò, bà Hoa lại rong ruổi trên chiếc xe lăn nhập cho các nhà hàng ở trong huyện Nghi Xuân, TP Vinh… Hình ảnh một người phụ nữ nhỏ thó ngày ngày vẫn miệt mài chở từng bì bánh đa đi trên đường khiến nhiều người phải khâm phục.

Bà Trần Thị Sen (hàng xóm bà Hoa) cho biết: “Bà Hoa làm nghề sản xuất bánh đa được hơn 20 năm nay. Nghĩ thấy cũng thương bà ấy, đôi chân tật nguyền mượn chiếc xe lăn làm đôi chân để kiếm sống. Nghị lực của bà khiến chúng tôi vô cùng khâm phục”.

Giờ sức khỏe của bà Hoa ngày càng yếu, mỗi khi trái gió trở trời là khắp người đau nhức, nhất là buốt ở đôi chân bị tật, bà phải nằm một chỗ. Không biết sức khỏe của bà Hoa còn trụ được bao lâu với công việc mưu sinh của mình.

Hiện tại bánh đa của bà Hoa sản xuất đã có thương hiệu trên địa bàn. Giờ đây, điều bà mong muốn hơn cả là có sức khỏe để tiếp tục cho ra lò những mẻ bánh thơm ngon, phục vụ cho khách hàng.

Xem Video: NGƯỜI PHỤ NỮ CỤT HAI TAY HAI CHÂN MƯU SINH BẰNG NGHỀ BÁN VÉ SỐ

//

Trao đổi với PV, ông Trần Đức Liên - Trưởng thôn Lĩnh Thành cho biết: “Hoàn cảnh của bà Hoa khiến chúng tôi cảm phục, một con người tật nguyền nhưng vẫn vươn lên làm kinh tế, không sống dựa dẫm vào người khác. Hàng tháng bà Hoa vẫn được hưởng trợ cấp 405 ngàn đồng, số tiền đó giúp bà chút ít tiền thuốc men mỗi khi đau ốm”.

Rời nhà bà Hoa, hình ảnh bàn tay người phụ nữ gầy yếu vẫn cố quay đều để tạo ra những chiếc bánh đa tròn nhất, đẹp nhất vẫn cứ hiện trong tâm trí chúng tôi. Nghị lực vượt qua nghịch cảnh của bà Hoa khiến bao người xung quanh cảm phục.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật