Chuyên gia ‘bật mí’ kinh nghiệm giúp trẻ vui vẻ đến trường sau Tết

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Việc trẻ ương bướng khi quay lại trường sau kỳ nghỉ dài là điều khó tránh khỏi. Liệu chúng ta nên làm gì để giúp trẻ quay lại trường một cách vui vẻ?
Chuyên gia ‘bật mí’ kinh nghiệm giúp trẻ vui vẻ đến trường sau Tết
Ảnh minh họa

Tại sao trẻ không thích quay lại trường sau kỳ nghỉ lễ?

Vấn đề nằm ở cảm giác lo lắng. Khi bạn đứng trước kì thi bạn cũng có cảm giác này. Mỗi đứa trẻ đều có cảm giác này sau một kì nghỉ dài có quá nhiều thời gian thư giãn như được ngủ trễ, không cần lo bài vở, xem ti vi hoặc chơi thỏa thích.

Hiểu được cảm giác trước kỳ thi, bạn sẽ hiểu trẻ có nhiều lo lắng như thế nào khi phải bắt đầu đến trường trở lại. Cảm giác lo lắng này hoàn toàn bình thường, thể hiện rằng trẻ bắt đầu có khả năng kết nối cảm xúc quá khứ và hiện tại. Điều này là một phần của phát triển khả năng đối phó với stress.

Ảnh minh họa: Internet

Theo Tiến sĩ Stephanie E, GĐTT Nhi khoa bệnh viện Rogers, cảm giác lo lắng này là tạm thời, nó có thể được triệt tiêu khi có những lời hứa và ủng hộ chân thành từ phía cha mẹ.

Ngược lại, nếu cha mẹ thường xuyên đem chuyện đi học của trẻ để bàn luận trong những ngày trước đó, bạn sẽ tăng cảm giác lo lắng ở trẻ về ngày quay lại trường. Đây là sai lầm phần lớn cha mẹ vô tình mắc phải.

Cha mẹ cần làm gì để bé vui vẻ đi học?

Trẻ từ 1 – 5 tuổi

Hãy tạo 1 suy nghĩ ở trẻ: Đi học sau kỳ nghỉ lễ là điều hiển nhiên. Do đó, đừng cảnh báo và thường xuyên nhắc về ngày đi học của trẻ, đặc biệt là đêm trước ngày đến trường. Điều này chỉ làm gia tăng cảm giác lo lắng cho bé.

Thay vào đó, đến ngày bạn hãy gọi trẻ dậy sớm và chuẩn bị bữa sáng như lúc đi học. Tại thời điểm này, trẻ có cảm giác buồn, nhưng không phải lo lắng. Cảm giác buồn rồi sẽ được thay thế bằng một cảm giác khác khi gặp thầy cô.

Trong khi đó, cảm giác lo lắng sẽ ít bị thay thế bởi trẻ thu mình và mất một thời gian để thích nghi. Dĩ nhiên, bạn sẽ phải gặp một vài lần mè nheo của trẻ.

Ảnh minh họa: Internet

Cho trẻ một lời hứa đón trẻ sớm trước bạn bè cùng lớp. Đây là cách tốt để củng cố niềm tin và sự ủng hộ tinh thần cho trẻ. Dĩ nhiên, khi bạn hứa thì phải thực hiện được. Nếu bạn không làm được thì đừng hứa bởi vì thất hứa sẽ làm trẻ rất buồn và thất vọng.

Khi trẻ về nhà trong khoảng từ 1- 7 ngày, trẻ vẫn có thể buồn, bạn cũng không cần hỏi những câu hỏi như trên lớp con có vui không, có quen không.

Bạn chỉ nên sinh hoạt bình thường với trẻ. Nên nhớ rằng, độ tuổi này trẻ gặp khó khăn khi dùng ngôn ngữ để diễn đạt cảm xúc, việc hỏi thăm về cảm xúc ở trường chỉ làm trẻ lo lắng và khó diễn đạt.

Cha mẹ chỉ cần tạo môi trường bình thường như chưa có lễ Tết, trẻ tự nhiên sẽ quay về trạng thái bình thường.

Trẻ từ 6 – 10 tuổi

Việc nhắc đến ngày đi học ở tuổi này là vô nghĩa bởi bản thân trẻ ý thức được. Tuy nhiên, trẻ không muốn nhắc đến.

Vấn đề lo lắng tuổi này thường không phải nỗi lo chia cắt, mà có thể là nỗi lo về vấn đề bài vở và cô giáo nhiều hơn. Do đó, điều bạn cần làm là hãy dành ngày gần cuối giúp trẻ làm bài tập (nếu có).

Khi đi học về, trẻ ở độ tuổi này lại cần bạn hỏi thăm nhiều về thời gian ở trường bởi vì trẻ muốn nói cho bạn nghe sau Tết bạn bè như thế nào. Do đó, bạn hãy tận dụng thời điểm này để chia sẻ cùng trẻ thông qua một số câu hỏi như:

- Lớp con hôm nay có bạn nào nghỉ học không?

- Bạn A (nếu bạn biết) tết có đi chơi đâu không?

- Các bạn đi chơi Tết những đâu?

Câu hỏi nên tránh các vấn đề bài vở và về cô thầy giáo nếu bạn muốn trẻ vui vẻ trả lời.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật