Đà Lạt sau Tết ngập trong rác: Làm ơn mang theo não khi đi chơi

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Thành phố ngàn rác chứ không phải thành phố ngàn hoa nữa rồi“, một dân mạng xót xa trước loạt ảnh thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) ngập rác sau kỳ nghỉ Tết 2019.
Đà Lạt sau Tết ngập trong rác: Làm ơn mang theo não khi đi chơi
Loạt ảnh chụp khu chợ Đà Lạt chìm trong biển rác rạng sáng mùng 5 Tết của anh Tâm Huỳnh khiến nhiều dân mạng bức xúc, đặt câu hỏi về ý thức của một bộ phận du khách đổ về đây nghỉ Tế

Đến hẹn lại lên, trong kỳ nghỉ 2019 kéo dài 9 ngày, rất đông du khách đổ xô lên Đà Lạt tham quan, vui chơi và nghỉ dưỡng. Bởi vậy, tình trạng thành phố xe cộ đông đúc, đường phố ngập rác trong và sau dịp Tết không còn là chuyện bất ngờ.

Tại nhiều diễn đàn về du lịch, dân mạng chia sẻ loạt ảnh Đà Lạt nhận về "núi rác" khổng lồ, cũng như phản ánh tình trạng ùn tắc kinh hoàng dịp đầu năm.

Đáng chú ý là loạt ảnh của anh Tâm Huỳnh (sống ở Đà Lạt) chụp tại khu chợ Đà Lạt trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (phường 1) rạng sáng mùng 5 Tết. Anh cho biết trước đống túi nylon, chai lọ nhựa vương vãi khắp nơi trên đường phố, công nhân vệ sinh môi trường phải tiến hành thu dọn từ 2h sáng.

Những hình ảnh không đẹp mắt ở Đà Lạt khiến cộng đồng mạng bức xúc, đặt câu hỏi về ý thức của một bộ phận du khách đổ về đây vui chơi dịp Tết.

Anh Tâm Huỳnh bày tỏ trên trang cá nhân rất nhiều người, bạn trẻ hiện nay thiếu đi sự tôn trọng vẻ đẹp của thành phố Đà Lạt thơ mộng. Họ đến đây vui chơi, mua sắm, ăn uống, biết tận hưởng cái đẹp, cái ngon nhưng lại quên mang theo cái gọi là "ý thức du lịch".

"Sau những lúc vui chơi, ăn uống như vậy, họ không nghĩ đến môi trường họ đang sống, sẵn sàng xả những thứ rác mà mình không cần thiết xuống mặt đường. Chỉ sau một đêm họ vui chơi, ăn uống, mua sắm thì sáng hôm sau một thành phố yên bình bỗng dưng trở thành một thành phố ngập trong rác. Và những người công nhân môi trường, những người Đà Lạt là người phải gánh chịu hậu quả này", người này viết.

Tâm Huỳnh mong những người kém văn minh hãy xem thành phố của anh như nhà của họ. Vì một thành phố văn minh, lịch sự và một môi trường xanh sạch đẹp.

Theo anh Tâm Huỳnh, công nhân vệ sinh môi trường phải "vật lộn" với núi rác khổng lồ ở khu chợ Đà Lạt từ rạng sáng mùng 5 Tết. Ảnh: Tâm Huỳnh.

Phương Đặng (giới thiệu mình là người Đà Lạt) xót xa đặt câu hỏi: "Cứ mỗi lần lễ nghỉ dài ngày hay Tết thì dân địa phương chỉ biết lắc đầu ngao ngán, vì sao?".

Cô lý giải những ngày lễ hay Tết ra đường xe cộ khắp nơi, thậm chí đi ngược chiều, đường cấm vẫn vô tư đi vào. Nhiều người xả rác vô tội vạ mặc dù thùng rác ở ngay cạnh họ. Cảnh tượng này khiến cô cảm thấy rùng mình mỗi khi nghĩ tới.

"Quý vị mang tiền đi chơi, mang đồ đẹp để mặc, mang niềm vui khi đến đây thì vui lòng mang theo bộ não có chứa ý thức", Thailaitia Nho bức xúc.

Viet Ha xót xa bình luận: "Đà Lạt ơi thương quá! Đà Lạt lại oằn mình ra gánh chịu mấy trăm ngàn con người vô ý thức".

Bên cạnh vấn nạn xả rác bừa bãi, nhiều du khách cũng ngao ngán trước tình trạng xe cộ ùn tắc, quá tải trong những ngày đầu xuân năm mới.

Cẩm Vân kể lại trải nghiệm kinh hoàng trong những ngày đầu năm mới khi di chuyển trên xe trong cảnh tắc đường từ đè‌n đ‌ỏ chợ Đức Trọng lên tới Đà Lạt. Chị mất 3 tiếng mới thoát khỏi cảnh ắc tắc trong thành phố.

Bình thường từ TP.HCM đến Đà Lạt mất khoảng 6 tiếng, nhưng ngày lễ Tết, nhiều dân mạng cho biết họ phải mất hơn 8 tiếng mới lên tới đây.

Thành phố Đà Lạt "thất thủ" trong kỳ nghỉ Tết 2019. Ảnh: Trương Ngọc Thụy.

Anh Trương Ngọc Thụy (sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt) đăng tải loạt ảnh chụp "Đà Lạt thất thủ" lên trang cá nhân vào những ngày nghỉ Tết cuối cùng kèm theo dòng chia sẻ thu hút cộng đồng mạng.

Anh nhận định cứ sau một đợt du khách đổ xô đến Đà Lạt, hai vấn nạn luôn được mọi người than thở là kẹt xe và xả rác. Những ngày qua trên mạng lại nổi lên loạt ảnh rác thải sau một đêm tại cầu thang chợ Đà Lạt với biết bao lời "nhắn nhủ", "giận hờn" không được hay ho lắm nhắm vào "thượng đế" của Đà Lạt.

Là một người Đà Lạt, anh Ngọc Thụy giữ quan điểm trước khi trách móc khách, chủ cần phải nhìn lại mình, bởi ông bà có câu "nhập gia tùy tục".

"Thử hỏi nếu mình đến nhà ai đó chơi mà thấy chủ nhà cứ vô tư xả rác thì mình có làm theo không? Hàng ngày trên đường hình ảnh người Đà Lạt xả rác nơi công cộng, khạc nhổ bừa bãi, quán ăn ngập rác đâu có hiếm nếu không muốn nói là phổ biến. Cho nên du khách họ làm theo là một việc hết sức bình thường, chừng nào ở nơi này ai ai cũng tuyệt đối chấp hành việc giữ vệ sinh công cộng thì lúc đó mình mới đủ ’tư cách’ để phê bình du khách", anh viết.

Một số dân mạng cũng đồng tình thay vì năm nào cũng than vãn nạn kẹt xe, xả rác, mỗi người, cả người địa phương và du khách, nên tự nhắc nhở bản thân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Quan Nguyen đề xuất mỗi du khách (cả người địa phương) nên mang theo túi nhỏ chứa rác bên mình để nếu không thấy thùng rác có thể mang về khách sạn hoặc nhà mình bỏ đúng nơi quy định.

Rác bị vứt bừa bãi ở một địa điểm công cộng tại thành phố Huế dịp đầu năm. Ảnh: Thiên Định Phan.

Không riêng gì thành phố Đà Lạt, một số địa điểm du lịch như thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế), thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), tỉnh Ninh Bình cũng xảy ra tình trạng xả rác bừa bãi là nỗi niềm của nhiều bạn trẻ sinh sống tại đó.

Họ cho rằng thành phố du lịch tất nhiên rất cần khách tới tham quan, vui chơi, song hy vọng mọi người có ý thức bảo vệ cảnh quan và môi trường.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật