TPHCM quyết liệt trong “cuộc chiến” với game online

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngăn chặn trò chơi trực tuyến bạo lực chính là 1 trong những chương trình lớn mà UBND TPHCM giao cho ngành truyền thông thực hiện trong năm 2011, nhằm hạn chế tình trạng bạo lực học đường đang diễn biến phức tạp.
TPHCM quyết liệt trong “cuộc chiến” với game online
Game online được cho là 1 trong những nguyên nhân kích động bạo lực trong giới trẻ

Đây cũng là mục tiêu nhất quán của ngành truyền thông TPHCM từ trước đến nay. Lâu nay, Sở Thông tin - Truyền thông TPHCM vẫn là ngọn cờ đầu trong công tác hạn chế tác hại của game online. Đến đầu năm 2011, dù đã đạt được 1 số thành tích đáng kể nhưng Sở này vẫn quyết liệt tiếp tục “chiến đấu” với game online trong năm mới.

Theo báo cáo của Sở TT-TT TPHCM, sau gần 6 tháng “siết” game onlien, TPHCM đã xử lý không dưới 40 game dưới nhiều hình thức khác nhau. Hai trò chơi mang tựa đề “Biệt đội thần tốc” của Vinagame và “Đặc nhiệm anh hùng” của FPT bị buộc phải ngưng hoạt động trên phạm vi toàn quốc. Trò chơi “Đột kích” của VTC Intecom thì bị ngăn chặn không cho cung cấp trên địa bàn TP. Lý do là 3 game online bắn súng này có mức độ đối kháng quyết liệt, các hiệu ứng hình ảnh và âm thanh có tính chất B.L và kích động B.L quá mức cần thiết.

Ngoài ra, Sở TT-TT cũng đã đề nghị Bộ TT-TT không cấp phép lưu hành trò chơi bắn súng “Battle Star” của Công ty Asiasoft mặc dù game này vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm sau khi đã được cấp phép phê duyệt nội dung kịch bản.

29 game online khác của 9 doanh nghiệp cung cấp trò chơi trực tuyến đã được Sở yêu cầu phải loại bỏ tính năng đối kháng, cụ thể là bỏ các cảnh đánh nhau nếu muốn được cấp phép cung cấp ra thị trường. Đối với các game online có nội dung B.L được cung cấp từ nước ngoài, Sở TT-TT yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet phải có biện pháp ngăn chặn ISP.
Không chỉ kiểm soát gắt gao nội dung B.L, Sở cũng đã phát hiện và xử lý 5 doanh nghiệp phát hành 8 game cờ bạc trên địa bàn TP.

Trong thời gian qua, Sở TT-TT cũng tiến hành kiểm tra gần 1.400 đại lý internet tại các quận huyện, xử phạt 190 đại lý, 66 đại lý đã bị đình chỉ kinh doanh do không đảm bảo khoảng cách trên 200m tính từ các trường học.

Tuy vậy, Giám đốc Sở TT-TT Lê Mạnh Hà vẫn phải thừa nhận “cuộc chiến game online” còn gặp rất nhiều khó khăn, không chỉ đến từ các doanh nghiệp kinh doanh game (đơn vị bị ảnh hưởng lợi ích) mà còn đến từ các chính sách quản lý bất nhất.

Trong số 9 doanh nghiệp được nêu đích danh cần loại bỏ tính đối kháng quá bạo lực trong 29 game, đến nay mới chỉ có 2 đơn vị báo cáo hoàn thành loại bỏ yếu tố đối kháng ra khỏi 6 trò chơi. Một số đơn vị khác chỉ mới cam kết thực hiện chậm nhất trước ngày 1/4/2011. Còn đơn vị cung cấp game online lớn nhất nước là Vinagame thậm chí chẳng đưa ra lời cam kết tuân thủ khuyến cáo của Sở.

Về mặt chính sách, Sở TT-TT còn lo ngại vì đề nghị mạnh mẽ nhất của Sở là yêu cầu xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ bạo lực và thẩm định lại toàn bộ các trò chơi trực tuyến để loại bỏ các yếu tố bạo lực, vẫn chưa được Bộ chủ quản phản hồi.

“Nhiều biện pháp quản lý trò chơi trực tuyến đã được triển khai, kết quả đạt được là tích cực và được dư luận đánh giá cao. Trong thời gian tới, gần 30 trò chơi khác sẽ phải loại bỏ các yếu tố bạo lực trong nội dung” - ông Lê Mạnh Hà cho biết thêm.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật