LIBYA: Chính quyền thả bom trấn áp dân chúng

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chính quyền của Muammar Gaddafi đang huy động các lực lượng an ninh, dân quân cùng với trực thăng và chiến đấu cơ phong tỏa nhiều khu vực thủ đô Tripoli.
LIBYA: Chính quyền thả bom trấn áp dân chúng
Người biểu tình chống chính phủ Libya bị hạ sát tại thành phố Benghazi. Ảnh: Reuters

Thủ đô chìm trong lửa đạn

Từ đêm 21.2, các đường phố thủ đô Libya dày đặc các lực lượng đặc nhiệm trung thành với Gaddafi cùng với các đội quân đánh thuê. Những người này nổ súng tự do trong khi các máy bay thả nhiều quả bom nhỏ và trực thăng xả đạn xuống đám đông biểu tình.

Hàng trăm ngươi ủng hộ Gaddafi chiếm lĩnh quảng trường Green Square sau khi nhiều đoàn dân quân kéo tới đây bằng xe tải và bắn vào những người biểu tình. Nhiều thường dân Tripoli sợ hãi ẩn náu trong nhà không dám ra đường. Theo các nhân chứng, cảnh sát vẫn đứng yên nhìn trong khi dân chúng chạy tán loại dưới làn đạn của các lực lượng dân quân.

Nhiều máy bay đã đáp xuống Tripoli suốt 10 ngày qua, vận chuyển lính đánh thuê từ các nước châu Phi khác đến một căn cứ không quân. Những cuộc bắn giết bắt đầu từ tối 20.2 phần lớn đều do lính đánh thuê thực hiện. Một nhân chứng ở Tripoli nói: “Họ không bắn dọa để giải tán những người biểu tình. Họ cố ý giết người.”

 

Khói lửa bao trùm nhiều nơi tại Libya Ảnh: Reuters

 

Hai phi công cấp tá được ra lệnh thả bom xuống người biểu tình đã đồi hướng bay sang Malta đào ngủ và xin tị nạn. Abu Bakr Younes, một trong những tướng lãnh cấp cao nhất của Libya, đạ bị giam lỏng tại gia vì không thừa lệnh Gaddafi dùng vũ lực trấn áp biểu tình.

Trong khi đó, nhiều người dân Libya từ Benghazi và Misrata đang kéo về Tripoli tham gia các cuộc chiến chống chính quyền. Nhiều người đã chết dưới làn đạn quân đội nhưng dân chúng vẫn không dừng bước. Vẫn chưa thể nào xác định kết cục của những gì đang diễn ra ở Libya nhưng nhiều người biểu tình cho rằng máu đổ ở Tripoli chỉ càng khiến họ thêm quyết tâm.

Suốt thời gian vừa qua, Muammar Gaddafi mất dạng, mãi đến rạng sáng 22.2, sau một đêm mưa, ông ta mới xuất hiện 30 giây trên đài truyền hình quốc gia, tay che dù, trả lời phỏng vấn qua cửa xe hơi. Gaddafi bác bỏ những tin đồn cho rằng ông đã đào tẩu sang Venezuela và miệt thị các kênh thời sự quốc tế đang tường thuật sự kiện Libya.

Trước đó, khi những người nổi loạn tràn ngập đường phố đêm hôm trước, Seif al-Islam, con trai Gaddafi – lên truyền hình đe dọa người dân Libya với viễn cảnh nội chiến và “những dòng sông máu” nếu họ phản lại Gaddafi. Bài diễn văn đó đã châm dầu vào lửa. Người biểu tình liền tụ về quảng trường Green Square và xô xát với lực lượng cảnh sát chống bạo động suốt nhiều giờ liền.

Đến sáng 22.2, nhiều đồn cảnh sát và cơ quan chính quyền ở Tripoli đã bị phóng hỏa, Những đám cháy tàn tích của các trận xung đột đêm trước còn cháy ngùn ngụt ở nhiều giao lộ. Mọi trường học và cửa hiệu ở Tripoli đã đóng cửa và dân chúng xếp hàng dài chờ chực cơ hội mua bánh mì và gas.

Miền đông trong tay người nổi dậy

 

Người nổi dậy ngày càng đông hơn và càng mạnh bạo hơn khi bị đàn áp. Ảnh: Reuters

 

Ở miền đông, người biểu tình đã kiểm soát Benghazi. Họ treo cờ độc lập lên nóc nhà hội đồng thành phố và quay video cảnh tượng đó đưa lên Internet. Trong video, một đám đông reo mừng “sự sụp đỗ của chế độ” ở Benghazi. Trên đài phát thanh trực tuyến mang tên Đài Libya Tự do, luật sư Fathi Terbil – một nhân vật đối lập nổi tiếng ở Benghazi – nói: “Chúng ta đã giải phóng nhiều khu vực miền đông. Bây giờ chúng ta sẽ đến Tripoli để giải phóng thủ đô”.

Những người biểu tình ở đây đưa ra một danh sách các yêu cầu, đòi lập ra một chính phủ lâm thời do quân đội và một hội đồng các bộ lạc Libya đồng lãnh đạo. Chính phủ Libya đang tan rã khi nhiều quan chức cao cấp tuyên bố chống lại Gaddafi. Bộ trưởng tư pháp Libya đã từ chức để phản đối việc trấn áp biểu tình bất kể sinh mạng.

Tại New York, sứ đoàn Libya ở Liên Hiệp Quốc cũng tuyên bố từ nhiệm. Phó đại sứ cùng hơn chục thành viên của sứ đoàn Libya kêu gọi Gaddafi thoái vị và rời khỏi đất nước trong một lá thư thảo sẵn ngày hôm trước. Phó đại sứ Ibrahim Dabbashi nói: “Ông ta phải chấm dứt việc giết hại người dân Libya”. Abdel Monem al-Howni, đại diện cho Libya ở Liên minh A-rập cũng từ chức để phản đối chế độ Gaddafi. Ông gọi những gì đang diễn ra ở Libya là “tội diệt chủng”.

Abdel Rahman, một người biểu tình ở Tripoli, nói: “Gaddafi sẽ không bao giờ từ bỏ quyền lực. Hắn sẽ chết trước khi nhượng bộ. Nhưng chúng tôi không còn sợ nữa. Sau những gỉ đã chứng kiến thì chúng tôi đã chết rồi”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật