Ông Putin phá mưu hiểm của Mỹ-EU chỉ bằng một sắc lệnh

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Với sắc lệnh mới được ký, Tổng thống Putin đã ngăn chặn phương Tây “ký sinh” vào nền kinh tế Nga thông qua Ukraine.
Ông Putin phá mưu hiểm của Mỹ-EU chỉ bằng một sắc lệnh
Giấc mơ EU và NATO tiếp tục trở thành chiêu bài quan trọng của các chính trị gia Ukraine, trong đó có bà Yulia Tymoshenko - nhân vật được đồn đoán đã được Mỹ lựa chọn

Người Nga tỉnh ngộ

Truyền thông Nga ngày 20/1 dẫn lời Phó Chủ tịch Ủy ban Pháp chế và Xây dựng quốc gia thuộc Duma Quôc gia (Hạ viện) Nga, ông Mikhail Emelyanov tuyên bố rằng, chỉ bằng một sắc lệnh, Tổng thống Putin đã phá vỡ âm mưu dài hạn của phương Tây nhằm phá hoại nền kinh tế Nga thông qua Ukraine.

Ông Emelyanov cho biết sắc lệnh được nhắc tới là về việc áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Ukraine để đáp lại chính sách không thân thiện từ Kiev.

Bằng cách này, Tổng thống Putin đã chặn đứng việc thực hiện các kế hoạch của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đối với Ukraine và Nga.

Theo ông Emelyanov, cuối cùng thì Nga cũng đã có cách tiếp cận kiên quyết và cứng rắn nhằm xây dựng đối thoại với một Kiev “hiếu chiến”.

Một trụ sở chi nhánh ngân hàng Sberbank của Nga tại Ukraine bị xây bịt kín cùng những khẩu hiệu không thân thiện

Phát biểu tại một hội nghị bàn tròn, quan chức Nga cho biết, âm mưu của Mỹ và EU khá đơn giản với ý định đưa Ukraine vào quỹ đạo chính trị của mình mà không mở cửa thị trường cho các sản phẩm của Ukraine.

Theo ông, chế độ “sợ Nga” ở Kiev từng được “nuôi dưỡng” nhờ các khoản đầu tư và hoạt động thương mại với Nga.

Một nghịch lý từng tồn tại là trong khi Ukraine từng bước phá vỡ các mối quan hệ với Nga, đẩy các doanh nghiệp Nga ra khỏi đất nước mình thì phía Nga vẫn tiếp tục đầu tư hàng tỷ USD vào Ukraine, qua đó “nuôi” những kẻ “sợ Nga” ở Kiev và gián tiếp hỗ trợ cho người Mỹ.

Ông Emelyanov khẳng định quyết định của Tổng thống Putin là đúng đắn và đúng thời điểm.

Ban đầu, các nước phương Tây thực hiện chính sách với Kiev dựa trên tính toán Nga tiếp tục mở cửa thị trường với Ukraine. Với sắc lệnh mới được ký, Tổng thống Putin đã ngăn chặn phương Tây “ký sinh” vào nền kinh tế Nga thông qua Ukraine.

Với bước đi này, Nga sẽ ngừng “nuôi” chế độ “sợ Nga” ở Kiev và chuyển gánh nặng này cho người Mỹ và người châu Âu, những người trên thực tế không hề mặn mà với Ukraine. Ông Emelyanov cho rằng cuối cùng thì nền kinh tế Ukraine cũng sẽ sụp đổ. Bước đi của Nga sẽ khiến âm mưu của Mỹ và EU sớm kết thúc!

Kinh tế Ukraine sẽ sớm lầm nguy?

Những phát biểu của ông Emelyanov không trực tiếp đề cập tới sắc lệnh nào. Sắc lệnh gần đây nhất liên quan tới việc áp đặt trừng phạt Ukraine được Tổng thống Putin ký ban hành hồi tháng 10/2018.

Theo trang web của Điện Kremlin ngày 22/10, Tổng thống Putin ký sắc lệnh này nhằm cho phép áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty và cá nhân Ukraine để đáp trả các lệnh trừng phạt mà Kiev áp đặt với Moscow.

Theo sắc lệnh, Tổng thống Putin chỉ thị Chính phủ Nga "xác định danh sách các cá nhân và thực thể pháp lý của Ukraine sẽ chịu các biện pháp kinh tế đặc biệt".

Thêm vào đó, sắc lệnh nêu rõ, các biện pháp đáp trả có thể được dỡ bỏ nếu phía Ukraine rút các lệnh trừng phạt nhằm vào các công dân và công ty Nga.

Để thực thi sắc lệnh này, Chính phủ Nga đã ban hành nhiều biện pháp trừng phạt Ukraine. Hồi cuối tháng 12/2018, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã ký ban hành thành luật cấm nhập khẩu một số hàng hóa từ Ukraine vào Nga, nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt của phía Kiev.

Trên trang Twitter cá nhân, ông Medvedev viết: "Nga áp đặt lệnh cấm đối với việc nhập khẩu một số hàng hóa Ukraine. Đây là biện pháp đáp trả các lệnh hạn chế do phía Ukraine thực hiện. Tôi đã ký quyết định liên quan".

Ukraine tự cắt chân tay?

Hiện chưa thể đánh giá hết mức độ tác động của các biện pháp trừng phạt mà Nga áp đặt để đáp trả Ukraine. Tuy nhiên, chế độ mà ông Emelyanov gọi là “sợ Nga” ở Kiev có vẻ không lùi bước.

Mới đây nhất, ngày 18/1, Ngoại trưởng Ukraina Pavlo Klimkin tuyên bố, 49 thỏa thuận giữa nước này với Nga đã bị hủy bỏ, và nhấn mạnh còn gần 50 thỏa thuận nữa có thể bị chấm dứt hiệu lực.

Phát biểu với báo giới, ông Klimkin nêu rõ: "Chúng tôi đã hủy bỏ 49 thỏa thuận với Liên bang Nga... Chúng tôi sẽ tiếp tục đi theo hướng này.

Hiện giờ có gần 50 thỏa thuận đang được xét tới. Và chúng tôi cũng đang xem xét toàn bộ cơ sở thỏa thuận pháp lý với Liên bang Nga".

Ngày 11/12/2018, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ký ban hành luật chấm dứt Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Đối tác với Nga.

Hiệp ước này được 2 nước ký kết vào năm 1997 và bắt đầu có hiệu lực vào năm 1999, trong đó quy định 2 nước tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, công nhận đường biên giới Nga-Ukraine được phân định từ thời kỳ Xô viết.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko

Cũng theo hiệp ước, hai nước nhất trí giải quyết tất cả các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình. Hiệp ước có thời hạn 10 năm, sau đó sẽ tự động gia hạn nếu không bên nào phản đối. Năm 2009, Hiệp ước tự động được gia hạn và sẽ hết hiệu lực vào ngày 1/4 tới đây.

Hôm 26/12/2018, Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia Ukraine đã thông qua quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga.

Quảng cáo

Trong một tuyên bố, cơ quan báo chí của hội đồng trên nêu rõ: "Hội đồng quyết định ủng hộ việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mới, chủ yếu nhằm vào những cá nhân và thực thể hợp pháp: các công ty Nga, doanh nhân, chính trị gia và nghị sĩ, nhân viên của các cơ quan thực thi Pháp Luật".

Theo hội đồng này, các cá nhân và thực thể bị trừng phạt "đang tích cực ủng hộ và thúc đẩy những hành động khiêu khích chống lại Ukraine". Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia Ukraine cũng chỉ đạo lực lượng biên phòng nước này tăng cường an ninh tại khu vực biên giới với Nga.

Cùng với vụ đụng độ mới đây ở eo biển Kerch, quan hệ Nga-Ukraine được dự báo sẽ tiếp tục xấu đi. Có thể khẳng định, “động lực” quan trọng để Kiev có những hành động cứng rắn trong quan hệ với Nga là sự “khuyến khích” không nhỏ của phương Tây.

Chính quyền Maidan ở Kiev hiện vẫn “mơ” về tư cách thành viên EU và NATO sau khi nhận được những lời hứa “ngọt ngào”.

Tháng 11/2018, Quốc hội Ukraine đã thông qua sửa đổi hiến pháp do Tổng thống Petro Poroshenko đề xuất, qua đó thể hiện quyết tâm của Ukraine gia nhập EU và NATO.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Ukraine Klimkin hôm 8/1 phải thừa nhận Kiev chưa sẵn sàng gia nhập hai tổ chức phương Tây này trong vòng 5 năm tới do tình hình trong nước còn nhiều bất ổn.

Trả lời đài truyền hình 1+1, ông Klimkin nhấn mạnh: "Với tình hình hiện tại, Ukraine sẽ không gia nhập EU trong vòng 1, 2 hoặc 5 năm tới. NATO cũng vậy. Nếu ai đó nói với bạn rằng chúng tôi sẽ gia nhập trong vòng 1 hoặc 2 năm tới, đừng tin họ. Đây là điều vô lý và dễ gây hiểu lầm”.

Cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine, tướng Alexander Kuzmuk trước đó cũng nhấn mạnh nước này thực sự đã mất sự hỗ trợ của các nước phương Tây, với cáo buộc Ukraine tạo ra vấn đề cho họ.

bình luận về phản ứng của các nước phương Tây đối với tình hình ở Ukraine và sự cố ở eo biển Kerch, ông Kuzmuk nêu rõ:

"Thật không dễ để đưa ra đánh giá thẳng thắn. Nó không mang tính tích cực. Chúng tôi trở thành người khó chịu cho châu Âu và Mỹ. Chúng tôi gây khó khăn cho họ. Chúng tôi cảm nhận được điều đó". Ông lưu ý rằng phương Tây kêu gọi Ukraine tự giải quyết vấn đề của mình.

Những diễn biến trên cho thấy, nhận định của ông Phó Chủ tịch Ủy ban Pháp chế và Xây dựng quốc gia thuộc Duma Quốc gia Nga là hoàn toàn có cơ sở. Một khi không nhận được vốn đầu tư từ Nga, không thể giao thương với Nga, Ukraine sẽ gặp muôn vàn khó khăn.

Trong khi đó, các “gói hỗ trợ” của phương Tây chỉ như muối bỏ bể với quy mô từ vài chục triệu USD đến một vài tỷ USD cùng những lời động viên và úy lạo tinh thần!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật