Hàn Quốc, Trung Quốc đánh thuế mạnh vào rượu bia: Việt Nam nên học tập!

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Để phòng chống tác hại của rượu bia, hạn chế sử dụng loại đồ uống độc hại này, cả Hàn Quốc và Trung Quốc - những quốc gia có truyền thống uống rượu bia khá tương đồng với Việt Nam, đã sử dụng rất nhiều loại thuế…
Hàn Quốc, Trung Quốc đánh thuế mạnh vào rượu bia: Việt Nam nên học tập!
Ảnh minh họa

Những ngày gần đây, liên tục các vụ đâm xe gây ra những vụ tai nạn kinh hoàng, cướp đi mạng sống của nhiều người và làm nhiều người khác bị thương. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này là do lạ‌m dụn‌g rượu bia.

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia và con số này đang có xu hướng gia tăng. Thế nhưng, Luật phòng chống tại của rượu bia vẫn còn gặp nhiều rào cản. Những người phản đối các điều khoản tiến bộ của đạo luật này viện dẫn thói quen uống rượu bia như là một hành vi “văn hóa”; người khác lo ảnh hưởng đến sản xuất loại hàng hóa độc hại này. Vậy, trên thế giới, các nước phòng chống tác hại của rượu bia như thế nào?

Mua bán đồ uống có cồn phải có giấy phép

Theo viện Nghiên cứu Lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hiện nay trên thế giới có khoảng 15% các quốc gia đựt ra chế độ độc quyền đối với bán lẻ đồ uống có cồn, 73% các quốc gia yêu cầu phải có giấy phép khi kinh doanh đồ uống có cồn và 12% còn lại không có bất kỳ giới hạn nào cho việc bán loại đồ uống này nhưng giới hạn chung cho việc kinh doanh thực phẩm, trong đó có đồ uống có cồn.

Theo viện Nghiên cứu lập pháp, xu thế phổ biến của các quốc gia hiện nay là ban hành hệ thống các loại giấy phép nhằm đưa ra các điều kiện cho việc mua, bán các loại đồ uống có cồn. Còn Việt Nam thuộc các quốc gia sử dụng cách thức ban hành giấy phép cho việc sản xuất rượu và bia nhưng không có hệ thống giấy phép cho việc bán lẻ rượu, bia.

Bên cạnh độc quyền bán hàng hoặc sử dụng hệ thống giấy phép thì nhiều quốc gia lựa chọn hình thức đưa ra giới hạn cho việc bán lẻ đồ uống có cồn bao gồm: Các giới hạn về giờ bán, ngày bán, nơi bán, mật độ phân bố và vị trí của các điểm bán hàng. Đa phần các quốc gia trên thế giới hiện nay có giới hạn về nơi bán đối với bia (56%), đối với rượu (60%); giờ bán (45%) và ngày bán (26%). Trong khi đó, theo WHO, Việt Nam hiện nay mới có giới hạn về địa điểm bán rượu, bao gồm cả rượu mạnh (chưa cho bia) và giới hạn phân bố nơi bán rượu mạnh.

Việc đánh thuế đặc biệt với đồ uống có cồn được đa phần các quốc gia sử dụng với mức giao động từ 10-29%. Ngoài ra, nhiều quốc gia trên thế giới còn sử dụng tem thuế trên từng sản phẩm đồ uống như la fmootj biện pháp để thu thuế.

“Có thể thấy rằng, dù hình thức nào được sử dụng thì việc tăng giá bán hay thuế đối với đồ uống có cồn là nhằm giảm thiểu khả năng tiêu thụ các loại đồ uống này.” – viện Nghiên cứu lập pháp nhấn mạnh.

Về vấn đề quảng cáo, hiện nay, WHO đã thống kê rằng, đa phần các quốc gia vẫn để việc quảng cáo đồ uống có cồn trên các phương triện truyền thông dạng in hoặc trên mạng nhưng yêu cầu việc dán nhãn cảnh báo nguy hại cho sức khỏe. Tại Việt Nam, không có quy định hạn chế quảng cáo rượu bia trên báo in nhưng có quy định hạn chế một phần đối với quảng cáo rượu trên truyền hình quốc gia và kênh radio; cấm hoàn toàn đối với rượu mạnh trên cả hai loại phương tiện nêu trên.

Thuế: Công cụ mạnh để phòng chống tác hại của rượu bia

Nghiên cứu cho thấy, tại Trung Quốc, hiện đã ban hành hệ thống giấy phép cho việc sản xuất và bán lẻ rượu bia, có hệ thống thuế cho từng loại đồ uống có cồn, có quy định của Pháp Luật cho người tham gia giao thông sử dụng đồ uống có cồn, có quy định về quảng cáo đối với đồ uống có cồn; có các tem dán cảnh báo về tác hại của đồ uống có cồn.

Đặc biệt, hệ thống thuế đánh vào mặt hàng bia, rượu của Trung Quốc rất phong phú. Các doanh nghiệp sản xuất rượu bia tại Trung Quốc phải chịu các loại thuế bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế kinh doanh, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xây dựng và duy trình thành phố, thuế giáo dục thành phố lũy tiến, thuế giáo dục địa phương lũy tiến, quỹ ổn định giá, tem thuế, và nhiều loại thuế, phí khác.

Bài học từ Trung Quốc cho thấy, doanh nghiệp sản xuất rượu bia phải chịu rất nhiều loại thuế, trong đó ngoài các loại thuế cho thu nhập đến từ hoạt động kinh doanh thì các loại thuế thu để cho xây dựng, đào tạo ở nơi sản xuất, các loại quỹ cũng được nước này đề ra.

Riêng đối với các quy định thuế trên từng loại đồ uống có cồn, quy định của quốc gia này thể hiện được tính toàn diện khi quy định thuế cho cả rượu truyền thống, rượu thông thường và rượu mạnh, đồng thời có cả thuế cho các loại đồ uống được pha chế từ rượu.

Về quảng cáo, các thông tin bị cấm bao gồm: Các thông điệp nhằm khuyến khích khách hàng tiêu thụ nhiều hơn; các hành động phản ánh việc uống rượu bia là tốt; các video và hình ảnh có thanh niên uống rượu, bia; các quảng cáo có chứa hình ảnh người tham gia giao thông uống rượu, bia; biểu đạt trực tiếp hoặc gián tiếp kết quả của việc tiêu thụ rượu bia như “giảm căng thẳng, mệt mỏi” hay “tăng sức mạnh”; trực tiếp hoặc gián tiếp ám chỉ thành công của cá nhân, tổ chức với việc uống rượu, bia…Ngoài ra là các giới hạn về số lượng, nội dung quảng cáo trên từng loại truyền thông.

Tại Hàn Quốc, chính sách nhằm làm giảm tác hại của đồ uống có cồn ở Hàn Quốc bao gồm 4 nội dung chính với 12 biện pháp cụ thể. Đó là: Chính sách đối với khả năng tiếp cận (bao gồm quy định độ tuổi mua hàng, giới hạn số cửa hàng bán, quy định thời gian đóng cửa sớm hơn cho các bar và pub); Chinh sách cho quảng cáo (giới hạn quảng cáo); chính sách cho người tham gia giao thông sử dụng đồ uống có cồn (kiểm tra nồng độ cồn bất chợt, giảm giới hạn nồng độ cồn trong máu); chính sách về thuế (tăng thuế đối với đồ uống có cồn và giảm các loại thuế khách như thuế thu nhập, thuế cho người uống rượu, bia vừi những tác hại gây ra cho xã hội; tăng thuế cho việc xử lý các tác hại của rượu, bia; tăng thuế để hỗ trợ Chính phủ như xây dựng bệnh viện; Tăng thuế đối với giá bán rượu, bia…

Đặc biệt, Chính phủ Hàn Quốc đã nỗ lực để làm giảm tác hại của rượu bia bằng các chương trình mang tên “Chiến lược con chim xanh 2010” và “Chiến lược sức khỏe 2010”; ban hành “Luật khuyến khích sức khỏe quốc gia”.

Việc kiểm soát sự thiêu thụ rượu bia cũng được thể hiện trong các Luật khác nhau như: Luật Giao thông đường bộ, Luật bảo vệ trẻ em và Luật An toàn thực phẩm với các quy định cấm trẻ em, chưa thành niên uống rượu bia; giới hạn việc quảng cáo rượu bia và chương trình giáo dục nhằm hạn chế thói quen uống rượu, bia.

Từ những kinh nghiệm thực tế của các nước về phòng chống tác hại của rượu bia, viện Nghiên cứu Lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, trong luật của Việt Nam cần bổ sung các loại thuế nhằm hỗ trợ Nhà nước khắc phục các tác hại do rượu, bia gây ra cho xã hội.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật