Hành động không ai nghĩ là xấu này lại là điều khiến phúc báo tiêu hao trầm trọng

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cuộc sống là một chiếc bập bênh: một đầu là tính khí, một đầu là phúc đức. Tính khí nóng nảy cũng khiến phúc báo nhanh chóng bị tiêu hao.
Hành động không ai nghĩ là xấu này lại là điều khiến phúc báo tiêu hao trầm trọng
Ảnh minh họa

Người xưa khuyên rằng, hành thiện sẽ tích được phúc báo. Nhưng trong cuộc sống, có rất nhiều việc mà chúng ta vô ý làm sẽ không những không tích được phúc báo mà còn khiến phúc báo bị hao tổn mất. Tính khí nóng nảy cũng là việc khiến phúc báo bị hao tổn rất nhiều.

Nói về những đại cảnh giới lớn nhất đời người này, cổ nhân chia thành 3 điểm sau:

1. Không cướp lời – chính là không thể hiện mình thông minh hơn người khác

Rất nhiều người có một thói quen xấu là cướp lời người khác trước khi đối phương kịp nói hết câu, hết ý. Họ thường tự cho rằng mình thông minh, hiểu chuyện hơn người khác. Thử tưởng tượng ra một tình huống như thế này.

Mấy người bạn túm tụm lại một chỗ nghe một người trong số đó đang bừng bừng hứng khởi kể một câu chuyện rất lôi cuốn, li kỳ. Ai nấy đều chăm chú lắng nghe, vô cùng hồi hộp. Liền có một người khác nhập hội, chẳng cần biết ngược xuôi, bèn “cướp mic” người đang kể kia và nói toẹt ra kết cục của câu chuyện.

Kết quả là những người đang chăm chú nghe kia cụt hứng mà người kể chuyện cũng mất vui. Đối với người đã cướp lời kia cũng chẳng ai có thiện cảm cả.

Không cướp lời chính là lễ nghi xã giao cơ bản nhất, cũng là thể hiện cao nhất của tầng thứ tu dưỡng cá nhân.

2. Không cướp lời người nghĩa là không hành động theo cảm tính

Thường khi người ta có việc gấp, gặp phải khó khăn, trong lòng dễ nảy sinh tâm lý nóng nảy, vội vàng. Lúc ấy, người ta dễ cướp lời người khác hơn cả. Lời nói ra giống như bát nước hắt đi, làm cách nào cũng không thu lại được. Họ cũng chẳng suy tính đến điều hơn lẽ thiệt, lời lẽ hay chừng mực gì, thường là nói mà không nghĩ đến cảm giác của người nghe. Sau khi cơn nóng giận qua đi, khi bình tĩnh lại, dẫu có làm cách gì đi nữa người ta cũng không thể nào vãn hồi được tổn thất đã gây ra.

Người ta phát hiện rằng, khi đang thao thao bất tuyệt, hùng hồn thuyết nói thì não bộ của bạn gần như là chết đi một nửa. Bởi khi ấy bạn chỉ nói và nói mà không thể nghe bất cứ một âm thanh gì, kể cả là lời của người đối diện.

Khi gặp phải vấn đề, ngôn ngữ chính là cách để người ta giao tiếp, trao đổi ý kiến và giải quyết vấn đề chứ không phải để tranh luận, tấn công lẫn nhau. Nếu dùng lời nói để mạt sát, đả kích nhau thì kết cục cuối cùng chính là “lưỡng bại câu thương”, đôi bên đều phải chịu tổn thất.

3. Không cướp lời người nghĩa là luôn luôn tôn trọng người khác

Thực sự có nhiều lời vẫn là không thể giữ lại được trong lòng, không nói thì không cảm thấy khoái. Nói được ra miệng những gì mình nghĩ đúng là một niềm vui thích lớn. Nhưng niềm vui thích ấy lại phải được xây dựng từ nền tảng cơ bản là sự tôn trọng người khác. Nói làm sao để người khác không cảm thấy khó chịu, phiền phức, đó là một nghệ thuật xử thế.

Tạo hóa ban cho con người hai lỗ tai nhưng lại chỉ có một cái miệng, chính là để cho người ta nói ít lại và lắng nghe nhiều hơn. Muốn lắng nghe, người ta phải buông bỏ được cái tôi cá nhân, hoàn toàn thấu hiểu cảm giác của đối phương, quan tâm thực sự đến người đang nói chuyện với mình. Sở dĩ lắng nghe khó đến vậy là bởi lý do này.

Mỗi người đều có quyền được biểu đạt cái tôi của mình nhưng trong rất nhiều trường hợp thì khống chế cái miệng của mình lại đem đến hiệu quả tốt đẹp hơn nhiều so với việc thao thao bất tuyệt.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật