Mỹ không loại trừ đáp trả quân sự việc ‘Nga vi phạm Hiệp ước INF’

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mỹ sẽ đưa ra các biện pháp đáp trả và không loại trừ đáp trả quân sự đối với Nga vì cáo buộc Moscow vi phạm hiệp ước INF.
Mỹ không loại trừ đáp trả quân sự việc ‘Nga vi phạm Hiệp ước INF’
Ảnh minh họa

Quốc hội Hoa Kỳ (Mỹ) vừa đưa ra bản báo cáo của các chuyên gia phân tích, trong đó xem xét những phương án hành động khác nhau để “giảm bớt mối đe dọa với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ và các đồng minh” vì “ở Nga xuất hiện loại tên lửa hành trình mới” mà Mỹ cho là vi phạm các điều khoản của Hiệp ước INF.

Cần lưu ý rằng phía Mỹ đang thảo luận các sáng kiến lập pháp, theo đó cho phép thực hiện "những biện pháp đáp trả mang tính chất quân sự".

"Những phương án này bao gồm cả biện pháp quân sự (như sáng chế và triển khai tên lửa hành trình mới với đầu đạn hạt nhân hoặc vũ khí phi hạt nhân mới) cũng như những bước đi ngoại giao và tham vấn với các đồng minh của Hoa Kỳ", báo cáo cho biết.

Tài liệu cũng chỉ ra rằng Washington đang cân nhắc nhiều phương án khác nhau theo hướng giảm thiểu các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.

Trước đó, ngày 20/10, tuyên bố trước báo giới sau cuộc vận động cử tri tại Hoa Kỳ, Tổng thống Donald Trump cho biết Washington sẽ rút khỏi Hiệp ước tên lửa tầm trung đã ký với Nga, mở ra nguy cơ đối đầu hạt nhân tại châu Âu sau gần ba thập kỷ.

Nhà lãnh đạo Mỹ đổ lỗi cho Nga là bên vi phạm trước, đồng thời cho biết nếu Nga và Trung Quốc không chịu ký một thỏa thuận hạn chế vũ khí hạt nhân mới thì nước này sẽ cho phát triển vũ khí hạt nhân của mình.

Năm 1987, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã đặt bút ký Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF).

Hiệp ước INF

Hiệp ước về tên lửa tầm trung và tầm ngắn đã được ký kết vào ngày 8/12/1987, trong chuyến thăm của lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev tới Washington. Theo đó, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 km tới 5.500 km).

Bước đầu, hai bên cam kết giảm một loại vũ khí tên lửa với phạm vi hủy diệt từ 500 đến 1000 và từ 1.000 đến 5.500km, bao gồm cả tên lửa R-12 và R-14 mà Liên Xô đặt tại Cuba vào năm 1962, vốn gây ra cuộc khủng hoảng Caribean.

Tháng 5/1991, Hiệp ước đã được thực hiện đầy đủ. Vào thời điểm đó, Liên Xô đã phá hủy 1.752 tên lửa đạn đạo và hành trình, Hoa Kỳ cũng phá hủy 859 tên lửa.

Hiệp ước có hiệu lực vô thời hạn. Đồng thời, mỗi bên có quyền chấm dứt nếu đưa ra được bằng chứng thuyết phục về sự cần thiết phải ra khỏi Hiệp ước.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật