Mỹ: Từ chế nhạo sang hoảng loạn trước ‘Đống sắt gỉ Nga’

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Тu-160 tại Venezuela chứng mình rằng người Mỹ không được bảo vệ trước “hiện vật bảo tàng” biết bay này của Nga.
Mỹ: Từ chế nhạo sang hoảng loạn trước ‘Đống sắt gỉ Nga’
Máy bay ném bom Тu-160 (Ảnh: AP/TASS)

Cùng bạn đọc: Chúng tôi mới giới thiệu bài viết của học giả Mỹ Paul Roberts với tiêu đề: “Kremlin không hiểu là Mỹ đã tuyên chiến với Nga” (DVO, 25/12/2018). Để tham khảo thêm một cách nhìn, xin giới thiệu bài viết của một học giả Phương Tây khác- Andrey Raevski cũng về chủ đề quan hệ Nga- Mỹ với tiêu đề và phụ đề trên. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 27/12/2018.

Phần giới thiệu và ảnh tác giả là của “Svobodnaia Pressa”. Phần in đậm, viết hoa và mở ngoặc (TG) là của tác giả Andrey Raevski. Phần mở ngoặc có chú chữ ND để làm rõ hơn ý tác giả là của chúng tôi. Bài dài, một số thông tin và nhận định trong bài có thể trùng với các nhận định của các chuyên gia khác, xin bạn đọc thông cảm.

Andrey Raevski

Tác giả (bút danh The Saker)- là một bloger nổi tiếng ở Phương Tây. Sinh tại Zürich (Thụy Sĩ). Cha- người Hà Lan, mẹ- người Nga. Nguyên là chuyên gia phân tích của Các lực lượng vũ trang Thụy Sỹ và đã làm việc trong các tổ chức nghiên cứu của Liên Hợp Quốc. Chuyên nghiên cứu các quốc gia Hậu Xô Viết. Hiện đang sống tại Florida (Mỹ).

Các bạn còn nhớ chuyện gì đã xảy ra khi chiếc tàu tuần dương mang máy bay “Đô đốc Kuznhetsov” đi ngang qua các bờ biển Châu Âu để đến Biển Địa Trung Hải không? Các nhà lãnh đạo NATO khi đó một mặt đã không tiếc lời chế nhạo cột khói đen phủ kín tàu “Kuznhetsov”- cứ như con tàu này là hiện thân của “Ngôi sao Thần Chết” trong các phim “chiến tranh giữa các vì sao” vậy, nhưng đồng thời cũng lại nói rằng nhiệm vụ cuối cùng của con tàu này là “thổi” các hòn đảo của nước Anh khỏi bề mặt Trái Đất.

Nói một cách trung thực, không hề có gì mới mẻ trong chuyện này. Thậm chí từ trong những năm chiến tranh lạnh, các nhà tuyên truyền Phương Tây cũng vừa rất thích thú xếp tất cả các hệ thống vũ khí Xô Viết vào “chủng loại” đồ bỏ đi, nhưng cùng lúc đó lại nhiều lần khẳng định rằng những hệ thống (vũ khí) đe dọa khủng khiếp đó nếu được Đế quốc Cái ác (Liên Xô) sử dụng có thể hủy diệt toàn bộ Thế giới Tự do.

Và lần này chúng ta lại chứng kiến một sơ đồ y như vậy. Cứ như Đại sứ Mỹ tại Columbia Kevin Witaker tuyên bố thì những máy bay “Tu-160” này đã cũ kỹ đến mức “nên đưa chúng vào bảo tàng”

Còn Mike Pompeo (nếu so sánh với ông này thì thậm chí cả đến Nikki Haley (Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc-ND) cũng có vẻ là một phụ nữ thông minh và dịu dàng) tuyên bố: “hai chính phủ tham nhũng đang phung phí tiền của của nhà nước và trấn áp tự do- luật pháp trong khi những công dân của họ đang phải chịu nhiều khốn khổ”.

Trong Đế quốc Anglo- Zion (Zionism- chủ nghĩa phục quốc Do Thái- ý muốn nói Phương Tây- Do Thái) trình độ am hiểu trong lĩnh vực quân sự thấp đến mức buộc tôi (Andrey Raevski) lại phải quyết định tổ chức lại một Likbez (Likbez- từ ghép chỉ chiến dịch xóa mù chữ ở Liên Xô trong những năm 1920 và 1930--ND) để sắp xếp lại mọi thứ về đúng chỗ của chúng.

Thứ nhất, chúng ta hãy quay lại chủ đề quan trọng nhất: Tu-160, trên thực tế, nó là một máy bay ném bom chiến lược siêu âm hạng nặng. Điều đó có nghĩa là nó có tốc độ và bán kính hoạt động đủ để tiêu diệt các mục tiêu ở một cự ly rất xa. Cự ly đó (tiêu diệt mục tiêu) phụ thuộc vào trọng tải tác chiến, vào khả năng tiếp dầu trên không khi bay và đặc điểm đường bay.

Số liệu thường được công bố- cự ly bay tối đa là 12.000km. Và mặc dù Tu-160 có thể mang bom thông thường (“Bom ngu”-TG), nhưng vũ khí chủ yếu của nó chính là- 6 tên lửa Kh-55 (Х-55) hoặc 12 tên lửa RKV -15 (РКВ-15). Cự ly bắn của kiểu tên lửa thứ nhất (Kh-55) vào khoảng 4.500-5.000km.

Đôi khi còn có thể gặp một số liệu khác là tầm bắn của nó tới 10.000km với thời gian bay 10 giờ. Còn RKV-15 – tên lửa tầm gần với bán kính tác chiến 300km, - nhưng nó có thể bay ở độ cao tới 40.000m và sau đó bổ nhào thẳng đứng xuống mục tiêu với tốc độ Мах 5.

Cả hai tên lửa này đều có về mặt phản xạ radar hiệu dụng nhỏ, có hệ thống điều khiển chuyển động tiên tiến (kể cả ở giai đoạn cuối quỹ đạo bay), được trang bị tổ hợp tác chiến điện tử và có khả năng cơ động. Và cuối cùng, hai kiểu tên lửa này có một số phiên bản, kể cả phiên bản mang đầu tác chiến thông thường, đầu tác chiến hạt nhân và phiên bản mang đầu tác chiến chống hạm.

Kết luận đầu tiên từ những số liệu trên là: Nga không cần phải “điều” các máy bay ném bom của mình đến sát biên giới nước Mỹ để tiến hành đòn tấn công (bằng) vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí thông thường.

Với cự ly bắn của kiểu vũ khí tên lửa chủ yếu (của Tu-160) là từ 4.500 đến 10.000km, Tu- 160 không cần phải bay đến sát khu vực có mục tiêu khi phóng tên lửa. Thay vì phóng tên lửa từ Venezuela, tổ lái Tu- 160 có thể ấn nút “phóng” các tên lửa của mình ở một nơi nào đó trên Vùng Cực mà vẫn có thể tiêu diệt các bang lục địa của Mỹ.

Khả năng trên là thực tế đối với máy bay ném bom. Và còn thực tế hơn nữa đối với các tên lửa đạn đạo và tên lửa có cánh phóng từ biển bố trí trên các tàu ngầm và tàu nổi. (Kết luận) Thứ hai, đây không phải là lần đầu tiên các quân nhân Nga thăm Venezuela.

Các máy bay ném bom của VKS (Bộ đội đường không- vũ trụ) Nga đã viếng thăm nước này trong năm 2013, còn các tàu Hải quân Nga cũng ghé các cảng Venezuela trong năm 2008. Khi đó đã không có gì xảy ra, và bây giờ cũng vậy- đã cũng không có gì xảy ra.

Thế thì vì cơn cớ gì mà lại có một sự hoảng loạn như hiện nay? Tôi nghĩ rằng mọi việc nằm ngay chính trong các vấn đề chính trị đối nội của Mỹ và, có thể nói rõ hơn là thế này, nó nằm trong “định hướng thông tin”: cứ mỗi lần các quân nhân Nga thăm Venezuela, cộng đồng xã hội Mỹ lại tiến gần hơn đến sự “nhận chân” được ba chân lý, - những chân lý mà các nhân vật “bảo thủ mới” và “quốc gia ngầm” của những nhân vật này tìm mọi cách che giấu cộng đồng xã hội Mỹ:

1. Phần lãnh thổ lục địa Mỹ hoàn toàn không được bảo vệ (vì lý do đơn giản là gần như không có một ai đe dọa nó (lãnh thổ lục địa Mỹ).

2. Nga sở hữu các lực lượng và phương tiên đủ để tiến hành các đòn tấn công bằng vũ khí thông thương và vũ khí hạt nhân vào bất kỳ điểm nào trên lãnh thổ Mỹ.

3. Chúng ta chưa bao giờ đến gần một cuộc chiến tranh thông thường và chiến tranh hạt nhân quy mô lớn như hiện nay.

Chúng ta hãy cùng xem xét lần lượt từng điểm một trong ba điểm kể trên.

Mỹ hoàn toàn không được bảo vệ, đơn giản chỉ bởi vì không ai đe dọa Mỹ

Quả thực, Nga (ở một chừng mực nào đó) và Trung Quốc có khả năng tấn công Mỹ. Nhưng, bởi vì họ (Nga, Trung Quốc) chỉ có thể làm được điều đó bằng cách phải trả một cái giá là hứng chịu một đòn trả đũa khủng khiếp từ các lực lượng thông thường và lực lượng hạt nhân Mỹ, cho nên các nhà lập kế hoạch quân sự Mỹ tin như ma quỷ dẫn lối rằng kể cả Nga lẫn Trung Quốc đều không tiến hành đòn tấn công trước. Ngoài ra, khác với Đế quốc Anglo- Zionist, cả Liên Xô trước đây và cả Nga hiện nay đều chưa bao giờ lên kế hoạch tấn công nước Mỹ hay tấn công Châu Âu.

Đối với những tín đồ của “những giá trị Phương Tây”, tôi xin nhắc lại những gì mà các đồng minh Phương Tây đã nghĩ ra trong quan hệ với Liên Xô vào giai đoạn cuối chiến tranh thế giới thứ hai và sau chiến tranh thế giới thứ hai:

Kế hoạch “Totality” (1945). Để tiến hành đòn tấn công phủ đầu, Mỹ đã chọn 20 thành phố Xô Viết- Matxcova, Gorki, Kuibyshev(nay là thành phố Samara-ND), Xverdlovsk (nay là Yekaterinburg), Novosibirsk, Omsk, Saratov, Kazan, Leningrad (nay là Sant- Peterburg), Bacu, Tashkent, Cheliabinsk, Nhiznhi Tagil, Magnhigorsk, Molotov (nay là Perm), Tbilisi, Stalinsk (nay là Novokuznetsk), Groznyi, Irkutsk và Yaroslav.

Chiến dịch Unthinkable (1945). Nội dung: tấn công bất ngờ vào lực lượng quân đội Xô Viết bằng lực lượng của 47 sư đoàn Mỹ và Anh tại khu vực Dresden (Đức). Theo kế hoạch, sẽ huy động gần một nửa lực lượng (100 sư đoàn, khoảng 2,5 triệu người) đang có trong thành phân biên chế của các bộ tư lệnh Anh, Mỹ và Canada để tham gia chiến dịch này. Các chiến dịch tấn công chủ yếu sẽ do các lực lượng Mỹ, Anh và Ba Lan và 100.000 lính Đức đảm nhiệm.

Chiến dịch "Dropshot " (năm 1949) với ý đồ chính là ném 300 quả bom nguyên tử và 29.000 quả bom (thông thường) công suất lớn xuống 200 mục tiêu trong 100 thành phố Liên Xô để - chỉ bằng một đòn tấn công tiêu diệt đến 85% tiềm lực công nghiệp của Liên Xô. Từ 75 đến 100 quả bom nguyên tử trong số 300 quả bom này sẽ được sử dụng để phá hủy các máy bay chiến đấu của Không quân Liên Xô ngay trên các sân bay.

Nhưng nếu để cho nhân dân Mỹ nhận thức được rằng trên thực tế họ không có kẻ thù, thì họ có thể sẽ ngẫm nghĩ về việc tại sao nước họ lại chi cho “quốc phòng” nhiều tiền hơn (số tiền mà) tất cả các nước khác trên hành tinh cộng lại (cho quốc phòng).

Nhân dân Mỹ thậm chí có thể nổi giận, nếu như hiểu ra rằng, mặc dù nước họ chi cho “quốc phòng” nhiều hơn tất cả hành tinh, nhưng Mỹ vẫn hoàn toàn không được bảo vệ. Nước Nga có đủ sức quét sạch nước Mỹ khỏi bề mặt Trái Đất.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, đại đa số người Mỹ hiểu rằng Liên Xô có đủ khả năng xóa sổ nước Mỹ khỏi về mặt Hành tinh chỉ bẳng một đòn tấn công hạt nhân ồ ạt. Tuy nhiên, sau chiến tranh lạnh nhận thức trên đã mờ dần trong đầu của phần lớn những nhân vật có quyền đưa ra các quyết định chính trị tại Mỹ (chính vì thế nên mới có những giọng điệu hiếu chiếnvà chính sách t‌ּự sá‌ּt như vậy-TG).

Thực tế ngày hôm này khác rất xa với chiến tranh lạnh- nước Nga đã có khả năng tiến hành các đòn tấn công vào bất cứ (địa) điểm nào trên lãnh thổ Mỹ mà chỉ cần sử dụng thậm chí là vũ khí thông thường.

Hai năm trước đây tôi đã có bài viết phân tích chi tiết về việc nước Nga đang chuẩn bị cho chiến tranh thế giới thứ ba như thế nào. Chính vì thế nên bây giờ sẽ không đi quá sâu vào các chi tiết, mà đơn giản chỉ đưa ra một ví dụ nổi bật trong số những khả năng mới của Các lực lượng vũ trang Nga trong lĩnh vực vũ khí phi hạt nhân.

Chúng ta hãy lấy tên lửa có cánh “Calibr” mới được sử dụng tại Syria làm ví dụ. Bạn có biết rằng nó (“Calibr”) có thể phóng từ một container thương mại bình thường - những container mà các bạn vẫn thường thấy trên các xe tải, trên tàu hỏa hoặc trên các tàu buôn không?

Nếu không, hãy xem hết đoạn clip này (đường dẫn- Russia’s Klub-K Container Missile System”, nó sẽ cho bạn thấy rất rõ: đơn giản xin hãy nhớ cho là tầm bắn của “Calibr” từ 50km đến 4.000km và nó có thể mang đầu tác chiến hạt nhân.

Có gì khó khăn cho Nga khi bố trí các tên lửa có cánh đó ngay sát cạnh bờ biển của Mỹ trên các tàu chở container thông thường không? Hay là bố trí tại Cuba hoặc tại Venezuela một số container như vậy?

Một hệ thống như vậy khó bị phát hiện đến nỗi người Nga có thể “đặt” chúng ven bờ biển nước Úc để tấn công trụ sở Cơ quan an ninh quốc gia tại Alice-Spring (thành phố nằm gần như chính giữa Lục địa Úc-ND), nếu như họ muốn.

Và xin hãy hiểu cho rằng “Calibr” không phải là tên lửa Nga duy nhất (có cánh hay đạn đạo)mang được cả đầu tác chiến thông thường hoặc đầu tác chiến hạt nhân mà người Nga có thể sử dụng để tiến hành các đòn tấn công vào các mục tiêu Mỹ ở bất cứ điểm nào trên bề mặt Trái Đất, kể cả trên lãnh thổ Mỹ.

Nga còn có những hệ thống vũ khí khác–như đã được liệt kê trong bài phát biểu nổi tiếng của Tổng thống Nga Putin (tháng 3/2108-ND).

Một số bạn đọc có thể có suy nghĩ sai lầm rằng các tên lửa Nga mang đầu tác chiến thông thường sẽ là một mối đe dọa ít nguy hiểm hơn so với các tên lửa mang đầu tác chiến hạt nhân. Nghĩ như vậy là lầm.

Theo lý thuyết kiềm chế và leo thang xung đột, bên nào cũng rất cần đạt được cái gọi là “lợi thế khống chế trong leo thang” ở mọi cấp độ (nấc thang) áp dụng các biện pháp đáp trả trong một cuộc chiến tranh hạt nhân. Vì thế, sở hữu vũ khí hạt nhân chiến thuật “công suất nhỏ” và, đặc biệt là vũ khí chiến lược thông thường sẽ giúp đạt được “lợi thế khống chế khi leo thang” (xung đột), và trong trường hợp này Nga có ưu thế hơn hẳn Mỹ.

Năm 2017, tôi (Andrey Raevski) đã viết bài “giải thiêng” một cách chi tiết hai câu chuyện hoang đường Mỹ về thực trạng Các lực lượng vũ trang Mỹ. Thứ nhất- đó là huyền thoại về ưu thế quân sự của Mỹ, còn câu chuyện hoang đường thứ hai- về khả năng không thể bị tổn thương (bất khả xâm phạm) của nước Mỹ.

Nhưng thực tiễn là như thế này- nước Mỹ cực kỳ dễ bị tổn thương trước các đòn tấn công của các loại vũ khí thông thường Nga- từ các tên lửa đạn đạo bội siêu thanh (M>5) đến các tên lửa có cánh tầm xa.Và vì thế Nga tuyệt đối không việc gì phải điều thêm 2 chiếc Tu-160 nếu chỉ để làm tăng khả năng đó của mình.

chiến tranh giữa Mỹ và Nga, có thể sớm xảy ra-nếu như Mỹ không thay đổi đường lối t‌ּự sá‌ּt của mình.

Có một chân lý mà bộ máy tuyên truyền Anglo- Zionist không bao giờ nhắc đến. Chân lý đó là- nước Nga trong suốt một thời gian rất dài đã liên lục lùi và đã lùi xa đến mức mà bây giờ giữa giới tinh hoa (lãnh đạo) và nhân dân Nga đã đạt được một sự đồng thuận là Nga không thể còn lùi đi đâu được nữa.

Giới tinh hoa lãnh đạo Phương Tây thì vẫn trung thành với một quan điểm hết sức kỳ quặc là nước Nga vừa không hề có một ý nghĩa gì (đối với Phương Tây-ND) nhưng cũng vừa lại là kẻ thù№ 1 (của Phương Tây) trên toàn hành tinh. Tôi không hiểu là chính những người đưa ra những tuyên bố kiểu đó có tin vào những gì minh nói ra hay không, nhưng một đường lối chính trị như vậy chỉ dẫn tới sự thù địch không bao giờ chấm dứt.

Thêm nữa, lại còn một niềm tin gần như một đức tin tôn giáo về ưu thế vượt trội và thậm chí là vào cả khả năng bất khả xâm phạm (chiến bại) của một “Phương Tây tập thể”. Trong khi chính là cái nếp tư duy đó đã từng (và sẽ) dẫn tới các cuộc chiến tranh vô nghĩa và đẫm máu!

Tôi tự cho phép mình một lần nữa nhắc lại: Nước Nga đã luôn làm và đang làm tất cả để không xảy một cuộc chiến tranh với Mỹ, và nước Nga đã không còn thể làm gì hơn được nữa. Ngược lại, mỗi động thái chính trị của Mỹ đối với Nga lại là thêm một bước tiến gần tới một cuộc chiến tranh gần như không tránh khỏi. Hãy đặt 2 chiếc Tu-160 (đến Venezuela–ND) trong bối cảnh đó. Xin hãy coi đó như là một hồi chuông “khe khẽ” để đánh thức (nước Mỹ).

Chuyến thăm Venezuela của hai chiếc Tu-160 không có ý nghĩa về mặt quân sự, nó chỉ có giá trị về mặt tâm lý

Tuy bất ngờ xuất hiện quá gần nước Mỹ theo một “phong cách” như vậy, người Nga không đe dọa Mỹ và không gửi một thông điệp nào đó đến Bộ Quốc phòng Mỹ. Họ (người Nga) chỉ nhẹ nhàng nhắc nhờ dân chúng Mỹ vốn đã bị các phương tiện thông tin đại chúng đóng đinh trong dầu (những quan điểm) của các phương tiện thông tin đại chúng Phương Tây rằng: “Vâng, Putin ác độc” có các phương tiện “chuyển hàng” đến Mỹ, nếu như cần phải làm như vậy”.

Đối với giới tướng lĩnh Mỹ, (việc 2 Tu-160 đến Venezuela) khó có thể là một tin gì mới. Nhưng đối với đa số dân chúng Mỹ, đó sẽ là một cái gì đó tương tự như một cú sốc. Thực tế là như thế này–chỉ một chiếc tàu ngầm hạt nhân hiện đại của Nga mang tên lửa đạn đạo đang nằm ngay trong quân cảng Nga còn tạo ra một mối đe dọa nghiêm trọng hơn nhiều (đối với Mỹ) so với 2 chiếc máy bay ném bom đó (Tu-160).

Nhưng thực tế đó lại chính là cái điều mà không một ai muốn thừa nhận và công khai nói với nhân dân Mỹ. Chính vì thế nên Nga mới phải sử dụng 2 máy bay của mình một cách “trực quan sinh động” như vậy để buộc các tập đoàn phương tiện truyền thống đại chúng Mỹ phải nhớ đến thực tế đó.

Trong trường hợp xảy ra “chiến tranh nóng” giữa Nga và Mỹ, một cặp máy bay ném bom chiến lược Nga sẽ không có một ý nghĩa đặc biệt nào. Nhưng chúng có thể buộc xã hội Mỹ (hay ít nhất là một số đại diện của xã hội Mỹ) phải tỉnh giấc và nhìn trực diện vào mối đe dọa, và buộc họ phải lên tiếng đòi Mỹ rút ra khỏi cuộc đối đầu toàn diện với Nga như hiện nay.

Nếu được như thế thì đó sẽ quá tốt. Nhưng nếu như điều đó không diễn ra, thì Kremin, chí ít cũng đã thể hiện được sự ủng hộ của mình đối với Chính phủ và nhân dân Venezuela.

Kremlin đã chứng mình cho thế giới thấy rằng “Học thuyết Monroe” trứ danh (Monroe Doctrine-tuyên bố về các nguyên tắc chính sách đối ngoại của Mỹ “Nước Mỹ dành cho người Mỹ” công bố ngày 2/12/1823-ND) đã chết từ lâu và rằng quốc gia được cho là “siêu cường duy nhất trên hành tinh” đã tuyệt đối không còn thể làm gì để không cho phép Nga (hoặc là một nược khác, nếu mọi việc đến mức độ phải như vậy) công khai chọc vào mũi của Chú Shmuel (Mỹ) tại Washington.

Liệu như vậy đã đủ chưa? Tôi e rằng vẫn chưa đủ.

Nhưng sẽ không có gì gây khó cho Nga nếu Nga thử rung thêm “một hồi chuông” to hơn nữa. Lấy ví dụ, tàu ngầm Nga lớp “Borey” có thể phóng vài quả tên lửa đạn đạo và những lên lửa này sẽ “tiếp đất” ở một nơi nào đó gần nước Mỹ.

Làm như vậy sẽ buộc các phương tiện thông tin đại chúng Mỹ phải chú ý (thường người Nga sử dụng trường bắn Kura (của Nga) ở Viễn Đông , nhưng những lần phóng như vậy đều bị các phương tiện thông tin đại chúng Phương Tây phớt lờ). Thế thì tại sao không tiến hành một lần phóng như vậy nhằm vào một mục tiêu nào đó, lấy ví dụ, trên đất Venezuela chẳng hạn?

Tất nhiên, trước khi phóng Nga phải thông báo đầy đủ mọi thông tin chi tiết cho những nước có liên quan, đặc biệt là Mỹ và phải lắp “phôi thép” vào đầu tác chiến thay cho đầu đạn hạt nhân. Và, tất nhiên, những tên lửa đó có thể được phóng từ các cầu cảng, từ những tàu ngầm vẫn đang nằm trong quân cảng (Nga).

Không nhất thiết phải là từ các cảng lớn, mà từ đâu đó trên Bán đảo Konski (Vùng Bắc Cực của Nga-ND). Quỷ tha ma bắt, người Nga thậm chí có thể ‘trân trọng kính mời” các phóng viên quốc tế và các vị tùy viên quốc phòng các nước thường trú tại Nga “đến dự” và cho tường thuật trực tiếp trên TV.

Cái kiểu phô trương như vâỵ, dĩ nhiên, mâu thuẫn với văn hóa quân sự và những nguyên tắc giữ bí mật đến mức rồ dại của Nga. Nhưng cũng đáng “vi phạm”, nếu như cách làm đó làm cho các nhà lãnh đạo Anglo-Zionist và những thần dân mà họ cai quản bình tĩnh trở lại.

Nước Nga không nên chỉ nói mồm, mà phải lấy “hành động thực tế” để chứng minh rằng vũ khí của Nga hoàn toàn có thể với tới những khu vực nội địa và vùng bờ biển cực kỳ dễ bị tổn thương của Mỹ. Và sau đó bình tĩnh ngồi chờ và xem liệu người Mỹ có muốn ngồi vào bàn để tiến hành các cuộc đàm phán nghiêm túc và mang tính xây dựng với Nga hay không.

Tất cả các cuộc chiến tranh đều kết thúc. Vấn đề cực kỳ quan trọng là- “kết thúc như thế nào?

Nga và Đế quốc (Mỹ và NATO) đã ở trong tình trạng chiến tranh, ít nhất, từ năm 2014. Cuộc chiến tranh này có 80% nội dung là (chiến tranh) thông tin, 15% là (chiến tranh) kinh tế và chỉ có khoảng 5% (hoặc ít hơn) là chiến tranh theo nghĩa truyền thống (nguyên văn- chiến tranh động lực).

Những trong tay Đế quốc đã đang cạn dần “ngân hàng” phương án lựa chọn những cáo buộc ngu ngốc và các tuyên bố đe dọa trống rỗng. Cuộc chiến tranh kinh tế của Đế quốc đã thất bại thảm hại. Tất cả những gì còn lại, chuyển sang “giai đoạn chiến tranh bằng vũ khí”, nhưng điều đó có nghĩa là một thảm họa đối với cả hai bên. Kết quả: Giấc mơ Mỹ bắt nước Nga phải khuất phục đã chết từ lâu. Giấc mơ Mỹ đe dọa nước Nga đã chết từ lâu.

Giấc mơ Mỹ duy trì được vị thế siêu cường độc nhất (nói cách khác- “Bá quyền Thế giới”-TG) đã chết từ lâu. Trong bối cảnh như vậy Mỹ có thể làm gì? Phát động một cuộc chiến tranh “động lực” là t‌ּự sá‌ּt. Dọa Nga là vô nghĩa. Làm ra vẻ không có gì xảy ra- đấy chính là bản chất Chiến lược Mỹ. Nhưng không thể duy trì vĩnh viễn một đường lối như vậy được (cũng như không thể mãi tìm cách phá các chuyến bay của Tu-160 đến Venezuela).

Tôi không thấy một giải pháp nào khác, ngoài kịch bản chấm dứt cuộc chiến tranh này và cùng Nga ngồi đàm phán về một nền hòa bình cho toàn thế giới. Nếu như điều đó không xảy ra, tôi cho rằng, rất không lâu nữa lại có một kiểu trang bị vũ khí mới nào đó của Nga tiến đến sát biên giới Mỹ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật