F/A-18C chứng minh hơn hẳn F-35

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dù F-35 là tiêm kích thế hệ 5 nhưng khả năng chịu sét của dòng chiến đấu cơ kém hơn nhiều so với máy bay thế hệ 4 F/A-18C.
F/A-18C chứng minh hơn hẳn F-35
Khoảnh khắc chiếc F/A-18 bị sét đánh trúng.

Nhận định này được trang Aviationist đưa ra sau khi công bố đoạn video ghi lại cảnh tiêm kích F/A-18C đang bay trong điều kiện mây mù thì bất ngờ bị sét đánh trúng. Vụ việc khiến viên phi công giật mình nhưng chiếc tiêm kích này không hề hấn gì và vẫn tiếp tục thực hiện hành trình bay.

Với pha thoát hiểm cực ấn tượng của chiếc F/A-18C, Aviationist cho rằng khả năng chịu sẽ của chiến đấu cơ này hơn hẳn dòng tiêm kích thế hệ 5 F-35 Mỹ sản xuất bởi tính đến nay, tiêm kích tàng hình này vẫn bị cấm bay trong điều kiện có sấm sét.

Trong các cuộc thử nghiệm tháng 2/2013 đến nay, tiêm kích F-35A đã thực hiện nhiều chuyến bay đêm và trong thời tiết xấu và điểm yếu của siêu tiêm kích này vẫn tiếp tục lộ diện. Sau đó các tiêm kích này đã được cải tiến nhỏ.

Clip khoảnh khắc chiếc F/A-18 bị sét đánh trúng

Được biết, không chỉ 35A, mà các biến thể khác của tiêm kích F-35 là F-35B dành cho thủy quân lục chiến Mỹ và F-35C dành cho Hải quân Mỹ hiện vẫn “chống chỉ định” với bão và sấm sét với cùng lý do “chưa đáp ứng các yêu cầu bảo vệ cần thiết để bay trong các điều kiện đó”.

Trước đó, theo bản báo của Cục Thử nghiệm và kiểm tra thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ (OT&E), nếu sét đánh vào chiếc F-35 Lightning II có thể gây cháy nổ bình xăng của chiếc tiêm kích này.

Theo OT&E, cả 3 phiên bản của F-35 đều có hàng loạt sai sót và các điểm thiết kế bị lỗi. Nhiều lỗi chỉ mới được phát hiện trong thời gian gần đây nên chưa thể khắc phục ngay.

Lỗi lớn nhất của “Tia chớp II” quả là trớ trêu khi nó lại sợ sét. Theo các chuyên gia quân sự, lỗi mà F-35 gặp phải được coi là rất ngớ ngẩn, bởi vì trong thời đại ngày nay, các máy bay quân sự và dân dụng đều có hệ thống chống sấm sét và có thể bay trong mọi điều kiện thời tiết.

Để chống sét, các máy bay đều có bộ xả điện, chuyển hướng điện (sét) vào trong không khí. Còn để bảo vệ máy bay khỏi bức xạ điện từ của sét, hệ thống điện tử trên máy bay sẽ tự động vô hiệu hóa hiện tượng này.

F-35 Lightning II cũng giống như các loại tiêm kích hiện đại khác được thiết kế để có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết và trong bất kỳ khoảng thời gian nào trong ngày.

Hơn thế, các chuyên gia của OT&E lại tìm ra lỗi của hệ thống điều hòa khí trơ OBIGGS (hệ thống này bơm đầy khí trơ các thể tích được giải phóng trong các thùng nhiên liệu và duy trì trong đó mức ô xy thấp để tránh nổ động cơ và phòng khi sét đánh) có thể sẽ không hoạt động khi chiếc F-35 bay các vùng thời tiết xấu và có sự thay đổi áp suất không khí.

Bên cạnh đó, các thùng chứa xăng thay vì điều hòa khí trơ lại ô xy hóa nó và điều này dẫn đến khả năng nổ bình xăng, cháy động cơ khi máy bay bị sét đánh. Trong báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ ghi nhận, những sai sót của OBIGGS được phát hiện từ năm 2009. Tuy nhiên chỉ đến thời điểm hiện tại, nhà sản xuất mới quyết định khắc phục và thiết kế lại hệ thống này.

Bên cạnh đó, các chuyên gia của OT&E còn yêu cầu sửa chữa hệ thống nạp không khí để khi áp lực đột ngột cao hoặc giảm mạnh máy bay sẽ không “nuốt” hỗn hợp khí giàu ô xy trong thùng chứa nhiên liệu.

Khả năng bay đêm và trong thời tiết xấu sẽ cho phép tăng đáng kể khối lượng bay thử, tăng cường độ huấn luyện phi công và đặc biệt tăng khả năng chiến đấu. Vì vậy, việc F-35 bị cấm bay khi có bão và sấm sét đã hạn chế đáng kể sức mạnh loại siêu tiêm kích đắt đỏ của Quân đội Mỹ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật