Ngắm tranh khỏ‌ּa thâ‌ּn của họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một số bức tranh nud‌ּe trong bộ sưu tập của họa sĩ thuộc thế hệ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương - Nguyễn Sỹ Ngọc được triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Ngắm tranh khỏ‌ּa thâ‌ּn của họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc
Một số bức tranh quý được lưu giữ của cố họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc - Ảnh: BTMT

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc (25.12.1918 – 25.12 2018), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm 70 tác phẩm sơn dầu, sơn mài, tranh nud‌ּe nghiên cứu, ký họạ…của ông.

Triển lãm vừa được khai mạc vào chiều 25.12.2018 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội).

Một bức tranh nud‌ּe của cố họa sỹ Nguyễn Sỹ Ngọc.

Các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc được sáng tác trong thời gian chiến tranh và trong cả thời bình. Tranh của ông được giới nghiên cứu mỹ thuật đánh giá là “đỉnh cao hiện thực XHCN Việt Nam”. Nhiều tác phẩm của Nguyễn Sỹ Ngọc hiện đang nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

“Phong cách hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Sỹ Ngọc có da thịt Việt. Sở dĩ rất Việt Nam vì nó không bị định hướng tuyên truyền biểu tượng hóa kiểu Trung Quốc, anh hùng hóa kiểu Liên Xô hay lãng mạn hóa kiểu “Đông Dương thuộc Pháp”, họa sĩ, nhà nghiên cứu Nguyễn Quân nhận xét về tranh của Nguyễn Sỹ Ngọc.

Người mẫu nud‌ּe qua nét vẽ của họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc.

Một số bức tranh quý được lưu giữ của cố họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc.

Họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc (1918 – 1990), tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 13 (1939 – 1944). Ông tham gia cách mạng ngay sau khi tốt nghiệp và dành toàn bộ cuộc đời để sáng tạo phục vụ cách mạng. Sau kháng chiến chống Pháp thành công, ông trở thành giảng viên của Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Việt Nam, sau đó chuyển sang Tổ sáng tác gồm bảy họa sĩ danh tiếng ngay lúc đó, và trở thành các danh họa đối với thế hệ sau của Hội Mỹ thuật. Năm 1973 đến 1978, ông chuyển sang làm việc tại Báo Văn Nghệ (minh họa văn học, viết bình luận mỹ thuật) cho đến khi nghỉ hưu.

Họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc được nhà nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 2000, đúng 10 năm sau khi ông qua đời.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật