Sau vụ Huawei, giới chức Mỹ-Trung lo lắng khi đi nước ngoài

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bên cạnh điều tra kỹ lại những thực thi với lệnh trừng phạt Iran, các nhà điều hành người Trung Quốc cũng lo lắng việc Mỹ sẽ mạnh tay hơn trong việc loại bỏ gián điệp kinh tế.
Sau vụ Huawei, giới chức Mỹ-Trung lo lắng khi đi nước ngoài
Bà Mạnh Vãn Châu bị bắt khiến không khí thương mại Mỹ-Trung vốn ngột ngạt nay càng trở nên căng thẳng hơn. Ảnh: Huawei.Căng thẳng diễn ra khắp nơi

Theo Bloomberg, sau vụ giám đốc tài chính Mạnh Vãn Châu bị bắt ở Canada, các doanh nhân Trung Quốc đang bắt đầu lo ngại liệu họ có phải là mục tiêu tiếp theo hay không. Ở chiều ngược lại, người Mỹ cũng lo sợ Trung Quốc sẽ trả thù theo cách tương tự.

“Tôi có thể hiểu được tại sao các nhà điều hành lẫn doanh nhân sẽ cảm thấy lo ngại sau vụ bắt giữ giám đốc của Huawei”, William Zarit, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kì tại Trung Quốc, cố vấn viên cấp cao của tập đoàn tư vấn Cohen cho biết.

Bà Mạnh bị bắt trong lúc đổi chuyến bay ở Canada, điều này khiến các nhà điều hành công ty Trung Quốc phải cân nhắc việc công tác tại Mỹ trong thời gian này.

"Phía Mỹ và Canada không đưa ra được lí do rõ ràng trong vụ bắt giữ bà Mạnh. Chính điều này đã gây ra nỗi e ngại lớn", Zhang Ruimin, Chủ tịch và Tổng giám đốc công ty sản xuất đồ dân dụng Haier nói trong một buổi phỏng vấn ở Thanh Đảo, Trung Quốc hôm thứ hai (10/12).

Quan chức thương mại Mỹ đang tìm cách ngăn chặn làn sóng phẫn nộ leo thang, nhấn mạnh rằng vụ bắt giữ chỉ là vấn đề về Pháp Luật, các cuộc đối thoại thương mại vẫn sẽ được tiến hành bình thường.

Lãnh đạo cấp cao của hai bên đã có cuộc đàm thoại vào sáng thứ ba (11/12) theo giờ Bắc Kinh, đưa đến kết luận rằng vụ Huawei sẽ không bùng phát thành cuộc chiến tranh thương mại mới, điều có thể ảnh hưởng tới giao dịch hàng hóa và thuế quan trị giá hàng trăm tỉ USD.

Tuy nhiên, các công ty đa quốc gia vẫn rất e ngại cho lãnh đạo tới Bắc Kinh. Theo nguồn tin từ một công ty tư vấn đặt ở Hong Kong, nhiều công ty liên tục gửi thắc mắc về rủi ro khi công tác ở Trung Quốc. Công ty tư vấn này không thể đưa ra lời giải đáp chắc chắn vì tính nhạ‌y cả‌m của những chủ đề chính trị.

Trung Quốc cho rằng vụ bắt giữ Mạnh Vãn Châu là không có cơ sở. Ảnh: AFR.Lo ngại là có cơ sở

Tờ People’s Daily, kênh phát ngôn chính của Đảng cộn‌g sả‌n Trung Quốc đã cảnh báo Canada sẽ phải “trả giá đắt” nếu không lập tức thả bà Mạnh. Sau đó một tuần, Bộ Ngoại giao nước này triệu tập các đại sứ Mỹ và Canada, cho hay sẽ thực hiện nhiều hành động cứng rắn. Kết quả, bà Mạnh đã được tại ngoại hôm 12/12.

Bên cạnh điều tra kỹ lại những thực thi của lệnh trừng phạt Iran, các nhà điều hành Trung Quốc cũng lo lắng việc Mỹ sẽ mạnh tay loại bỏ gián điệp kinh tế. Bộ Tư pháp Mỹ tháng trước ra thông báo sẽ chủ động đưa các đối tượng người Trung Quốc có dính líu tới ăn cắp bí mật thương mại ra công lý.

Cuối tuần trước, một thông tin không chính thức trên mạng xã hội cho hay Cisco đang hạn chế công tác Trung Quốc của các nhân viên ở Mỹ. “Một email lỗi được gửi tới các nhân viên liên quan đến công tác ở Trung Quốc và không phản ánh chính sách của Cisco. Chúng tôi không hạn chế các chuyến công tác hay du lịch đến quốc gia này”, nhà sản xuất thiết bị mạng trụ sở ở San Jose, California sau đó giải thích.

Các công ty công nghệ là bên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau sự vụ lần này. Ảnh: Sputnikinternational.

Có thể thấy, các công ty công nghệ là bên chịu tác động rõ nhất trong căng thẳng đang diễn ra giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Những cái tên như Cisco, Apple có quan hệ sâu sắc với các nhà sản xuất, cung cấp từ Trung Quốc. Việc công tác thường xuyên giữa hai bên là không thể tránh khỏi.

Trung Quốc cũng từng bắt giữ lãnh đạo các công ty đa quốc gia có trụ sở ở nước ngoài. Trong năm 2010, Giám đốc Tập đoàn Rio Tinto Sterm Hu bị bỏ tù vì ăn cắp bí mật thương mại và nhận hối lộ. Năm 2014, một phiên tòa diễn ra ở Trung Quốc kết án Mark Reilly, cựu Giám đốc cấp cao của Rio Tinto 3 năm tù dù ông này được hoãn thi hành án, theo Tân Hoa Xã.

Tại cuộc họp báo ngày 7/12, khi được hỏi liệu Trung Quốc có không những động thái trả thù, người đại điện Bộ Ngoại giao ông Geng Shuang cho biết Trung Quốc sẽ bảo vệ quyền lợi của các công dân nước ngoài đang làm việc tại đây, tất nhiên trên cơ sở tôn trọng luật pháp Trung Quốc.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật