9 điều người giả tạo hay làm nơi công sở

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Làm việc với đồng nghiệp “độc hại” có thể có tác động tiêu cực đến các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của bạn - từ sự hài lòng trong công việc đến sức khỏe tinh thần. Một trong những tính cách tiêu cực đó là gian dối, không đáng tin cậy. Theo Trưởng phòng Nhân sự CareerLink thì hiểu được các dấu hiệu của người giả tạo có thể giúp bạn bảo vệ bản thân tránh khỏi tác động xấu của họ.
9 điều người giả tạo hay làm nơi công sở
Ảnh minh họa

Dưới đây là 9 cách để nhận biết một đồng nghiệp không đáng tin, hãy cùng tham khảo nhé!

Cập nhật thông tin tuyển dụng nhanh nhất tại: https://www.careerlink.vn/tim-viec-lam-nhanh

Họ hưởng lợi từ các ý tưởng không phải của họ

Người gian dối không ngại nói sai sự thật nếu nó giúp họ đạt được những gì họ muốn. Một ví dụ cho điều này là tự nhận ý tưởng của cả nhóm là kết quả làm việc của riêng họ. Nếu bạn đã nhận thấy dấu hiệu không chân thật này ở một đồng nghiệp nhất định, hãy cảnh giác với việc chia sẻ ý tưởng với họ.

Họ là khởi nguồn các tin đồn văn phòng

Người gian dối luôn có một điều gì đó tiêu cực để nói về đồng nghiệp – ngay cả những người họ dường như rất thân thiết. lan truyền tin đồn hoặc điều tiêu cực là một cách mà những người gian dối cố gắng tạo ra sự chia rẽ những người khác vì lợi ích cá nhân của họ.

Họ “dìm” ý tưởng của người khác

Bằng cách làm tổn thương người khác, các đồng nghiệp giả tạo hi vọng sẽ làm bản thân họ trông tốt đẹp hơn. Thay vì chỉ ra và đóng góp ý kiến riêng tư để đồng nghiệp sửa chữa các sai sót trong kế hoạch, họ lại khiến người khác xấu hổ trong các cuộc họp bằng cách công khai “chê bai” những điều chưa hợp lý. Đó là dấu hiệu của một người không đáng tin cậy.

Họ bị ám ảnh về danh hiệu

Trong khi mọi người đề cao mối quan hệ thân thiết trong công việc, người gian dối chỉ quan tâm đến chức vụ và danh hiệu. Mặc dù ai cũng muốn thăng tiến trong sự nghiệp nhưng những người giả tạo sẽ “leo” lên vị trí cao hơn với bất kỳ giá nào.

Họ từ chối giúp đỡ người khác

Nếu một đồng nghiệp chân thành luôn xem mình là thành viên của đội nhóm thì người giả tạo luôn muốn bản thân mình nổi trội bằng cách làm cho người khác trông xấu đi. Một cách để làm điều này là để cho đồng đội của họ trở nên lúng túng trong khi họ có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để hỗ trợ. Nếu bạn đang ở bờ vực khó khăn, đừng mong đợi gì người giả tạo giúp bạn hướng tới con đường đúng.

Họ lợi dụng mọi người vì lợi ích cá nhân

Mối quan hệ chỉ hữu ích đối với người không đáng tin cậy chỉ khi nó mang lại lợi ích cho họ và một khi họ đã có những gì họ cần, họ sẽ không màng đến nữa. Nếu bạn cảm thấy mình đã có mối quan hệ khá thân với một đồng nghiệp chỉ đến khi họ cần và sau đó biến mất, có thể bạn đã có tình bạn với một người không đáng tin cậy.

Họ luôn nịnh hót, bợ đỡ

Trong khi nhiều người có thể lấy lòng sếp một chút thì người giả tạo thể hiện tính cách này ở một cấp độ khác cao hơn. Khi ai đó được thăng tiến, người giả dối sẽ rất nhiệt tình ca ngợi họ mặc dù trước đây đã phớt lờ họ với hi vọng bản thân cũng sẽ được thăng tiến cùng.

Họ luôn tỏ thế “bề trên”

Bởi những người giả tạo thường bị ám ảnh về chức vụ và danh hiệu nên kết quả là họ tỏ ra quyền lực hơn người khác, cho dù họ có thực quyền hay không. Họ có thể cố gắng phân công cho người khác hoặc phê bình hiệu suất của đồng nghiệp trong khi họ không có quyền để làm như vậy.

Họ cố gắng quấy rầy bạn

Một điều nữa mà người giả tạo hay làm trong công ty chính là làm phiền bạn ngay khi có thể. Một đồng nghiệp cung cấp thông tin rằng sếp đang ở trong tâm trạng không tốt, họ có thể thực sự quan tâm đến bạn. Tuy nhiên, nếu họ thường xuyên làm điều đó và khuấy động sự lo lắng của bạn mọi lúc mọi nơi, có lẽ họ không phải là người biết quan tâm đến lợi ích của người khác.

Khi đã nhận ra một đồng nghiệp không đáng tin cậy, hãy cẩn trọng hết sức có thể để tránh rơi vào “bẫy” của họ. Đồng thời tập trung vào mục tiêu của bạn và giữ khoảng cách tốt nhất có thể.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật