Nhận diện gấu khổng lồ nhờ xương cẳng tay

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo kết quả một nghiên cứu mới nhất, đã có một loài gấu mặt ngắn khổng lồ Nam Mỹ thời tiền sử. Chúng được xếp vào hàng “siêu khủng” với trọng lượng lên tới 1.600kg, cao khoảng 3,4m.
Nhận diện gấu khổng lồ nhờ xương cẳng tay
Nhà cổ sinh học Leopoldo Soibelzon cần xương cẳng tay của loài gấu mặt ngắn khổng lồ Nam Mỹ bên cạnh bộ xương voi. Ảnh: Leopoldo Soibelzon

Bộ xương gấu, được tìm thấy ở tỉnh Buenos Aires, Argentina vào năm 1935, gần đây đã được xem xét lại bởi Schubert và đồng tác giả nghiên cứu Leopoldo Soibelzon, một nhà cổ sinh vật học từ Argentina, chuyên gia chuyên nghiên cứu về hóa thạch của gấu Nam Mỹ.

Bằng cách đo kích thước xương cánh tay hoặc xương cùi tay, so sánh với xương voi, nhóm nghiên cứu đã có thể tính toán kích thước của phần còn lại của c‌ơ th‌ể của gấu. Những phân tích của các nhà nghiên cứu tiết lộ rằng phần xương này là của một con gấu mặt ngắn Nam Mỹ khổng lồ đực mà đã phải chịu đựng nhiều chấn thương nghiêm trọng trong suốt cuộc đời của mình.

Loài gấu thuộc hạng nặng trước đây là gấu mặt ngắn Bắc Mỹ, có cân nặng lên đến 1.134 kg nhưng loài gấu này đã tuyệt chủng. Con gấu Bắc cực lớn nhất được ghi nhận, trong thời hiện đại, là 998 kg, bị bắn ở Alaska vào thế kỷ 19.

Gấu mặt ngắn khổng lồ Nam Mỹ đã đi lang thang ở lục địa cùng thời với nó vào khoảng từ 500.000 năm đến 2 triệu năm về trước và được dự đoán là loài thú ăn thịt hùng mạnh nhất trên đất liền vào thời điểm đó. Blaine Schubert, một nhà cổ sinh học của đại học East Tennessee State ở thành phố Johnson, bang Tennessee, đồng tác giả của công trình nghiên cứu, nói: Khi loài gấu ăn thịt này di chuyển chắc hẳn không có loài thú nào khác có thể đến "Nó khiến tôi hình dung tới một loài gấu to lớn như thế nào".

Chưa có kết luận chính thức, tuy nhiên, những con gấu ăn những gì và ăn như thế nào, và tại sao chúng đã quá khác nhau từ người anh em họ của chúng ở Bắc Mỹ, theo Schubert là điều cần lưu ý.

Tại Nam Mỹ, Schubert nghi ngờ, sự dư thừa các con mồi và thiếu cạnh tranh đã khiến gấu mặt ngắn thành vị vua của châu lục này. Tuy nhiên, như nhiều loài thú ăn thịt đã tiến hóa, gấu mặt ngắn thích nghi, trở nên nhỏ hơn và ăn tạp, giống như gấu đen hiện đại.

Tại Bắc Mỹ, sự gia tăng kích cỡ của gấu mặt ngắn là có thể được cung cấp một sức mạnh như lợi thế tuyệt đối của nó. Lợi thế này có thể khiến loài báo răng kiếm và động vật ăn thịt khác sợ hãi.

Thời đại của gấu mặt ngắn ở Bắc Mỹ có thể cùng thời với một sự bùng nổ hệ động vật khổng lồ trong kỷ băng hà như loài voi ma mút, con lười đất khổng lồ, lạc đà, và voi ma mút… "Chúng ta đã có một châu Phi ở đây - Schubert nói – nhưng nó đã đi qua"

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật