Tiêu dùng nội địa bảo vệ châu Á khỏi tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tại Philippines và Việt Nam, hai nước có dân số khoảng 100 triệu người và tỷ lệ thương mại/GDP cao hơn so với nhiều nền kinh tế khác, tiêu dùng nội địa đang đóng góp khoảng 70% vào nền kinh tế.
Tiêu dùng nội địa bảo vệ châu Á khỏi tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại?
Ảnh minh họa

Chi tiêu tiêu dùng nội địa nhiều nước châu Á đang giúp cho nhóm nước này bớt phụ thuộc vào thương mại và đầu tư nước ngoài.

Các nước châu Á nhờ vậy có được yếu tố hỗ trợ nhằm ngăn các cú sốc bên ngoài ví như căng thẳng thuế quan giữa Washington và Bắc Kinh.

Theo Nikkei, nhập khẩu hàng hóa đến và xuất khẩu hàng hóa từ châu Á tăng trưởng lần lượt 14,2% và 11,2%.

Trong khoảng thời gian 5 năm tính đến hết năm 2017, cả xuất khẩu và nhập khẩu giảm tính trong tương quan nền kinh tế khi mà kinh tế khu vực này không ngừng tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng đạt 5,6% trong năm ngoái, theo số liệu mới nhất từ Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).

Theo chuyên gia thống kê cao cấp tại UNCTAD, Fernando Cantu, chỉ số cởi mở thương mại (đo tổng lượng xuất khẩu, nhập khẩu tính trong tổng quan nền kinh tế) trong nhóm nước đang phát triển tại châu Á và châu Đại Dương giảm xuống mức 25% trong năm 2017 từ mức 35% vào năm 2005.

Ông Cantu nhấn mạnh: “Xu thế này có thể lý giải bởi sự thật rằng thương mại với bên ngoài, dù vẫn tăng trưởng, nhưng sẽ ở mức độ thấp hơn so với GDP”. Như vậy các nền kinh tế đang chuyển dịch dần từ phát triển nhờ vào ngoại lực sang phát triển nhờ vào nội lực.

Ngân hàng Thế giới dự báo rằng tiêu dùng cá nhân sẽ vẫn hỗ trợ quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.

Cũng theo Ngân hàng Thế giới, khoảng một nửa tăng trưởng của Trung Quốc đến năm 2020 sẽ đến từ tiêu dùng cá nhân. Tại Indonesia, tiêu dùng tăng cao có liên quan trực tiếp đến cuộc tổng tuyển cử vào năm sau, tín dụng hồi phục giúp tiêu dùng tăng trưởng; trong khi đó tại Malaysia, người tiêu dùng sẽ hưởng lợi từ việc thuế tiêu dùng điều chỉnh cũng như thay đổi cách tính giá năng lượng.

Chuyên gia Sanjay Mathur of ANZ nhận định: “Tăng trưởng của Trung Quốc đang chững lại về cấu trúc, xã hội đang trở nên giàu có hơn. Cần nhớ rằng người tiêu dùng Trung Quốc sẽ giảm bớt chi tiêu vào hàng hóa, dịch vụ trong một số lĩnh vực như giải trí, y tế và nhiều dịch vụ khác”.

Tại Philippines và Việt Nam, hai nước có dân số khoảng 100 triệu người và tỷ lệ thương mại/GDP cao hơn so với nhiều nền kinh tế khác, tiêu dùng nội địa đang đóng góp khoảng 70% vào nền kinh tế, theo tính toán của OECD.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật