Cơ hội của ngành gỗ không nằm ở chiến tranh thương mại

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngành gỗ hiện đã xuất khẩu vượt 9 tỉ USD, kỳ vọng đạt hơn 9,5 tỉ USD trong năm nay, tăng hơn 16% so với năm 2017.
Cơ hội của ngành gỗ không nằm ở chiến tranh thương mại
Ảnh minh họa

Ngày 7.12, tại TP.HCM, diễn ra hội thảo “Cơ hội từ thương mại Mỹ - Trung, giữa hai làn hiệp định EVFTA/CPTPP và cơ hội của VN để hình thành trung tâm đồ nội thất thế giới tại VN” do Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) tổ chức.

Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA, cho biết ngành gỗ hiện đã xuất khẩu vượt 9 tỉ USD, kỳ vọng đạt hơn 9,5 tỉ USD trong năm nay, tăng hơn 16% so với năm 2017. Bối cảnh thương mại Mỹ - Trung đã làm cho ngành xuất khẩu gỗ của Trung Quốc hiện nay chịu thuế 10% khi xuất vào thị trường Mỹ. Con số này có thể tăng lên 25% trong thời gian tới nếu căng thẳng thương mại giữa hai nước vẫn tiếp tục. Đây là cơ hội lớn cho ngành sản xuất gỗ VN gia tăng số lượng xuất khẩu vào thị trường Mỹ vì hiện nay thuế suất của chúng ta vào Mỹ là 0 - 4% tùy theo mặt hàng.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho rằng cơ hội không quá lớn. Trong thương mại quốc tế, chênh lệch thuế 10% là đủ lớn để cân nhắc việc dịch chuyển đơn hàng đối với các mặt hàng có biên lợi nhuận thấp; nếu chênh lệch thuế lên đến 25%, sẽ diễn ra sự dịch chuyển đơn hàng ở cấp độ lớn, kể cả đối với các sản phẩm có biên lợi nhuận cao, thậm chí là xem xét dịch chuyển đầu tư. Nhưng những diễn biến mới cho thấy tới giờ này, vẫn chưa có gì là chắc chắn cả. Khả năng Mỹ - Trung đạt được thỏa thuận vẫn tồn tại. Chưa kể chúng ta phải đối mặt và cảnh giác nếu không muốn bị vạ lây bởi sự dịch chuyển đơn hàng và đầu tư với ý đồ lợi dụng VN để “lẩn tránh” mức thuế nhập khẩu vào Mỹ. Người Mỹ sẽ không ngại ngần áp một mức thuế “chống lẩn tránh” lên toàn bộ đồ gỗ xuất khẩu từ VN nếu phát hiện ra điều này.

“Cơ hội thực sự lớn với ngành gỗ VN là việc tuân thủ sản xuất các sản phẩm gỗ hợp pháp, truy xuất nguồn gốc. Các hiệp định EVFTA và CPTPP mở ra các cơ hội thị trường rất lớn như: Nhật, EU, Canada... Đây đều là các thị trường mà người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm bền vững, thân thiện môi trường”, ông Khánh nói.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 9791
  1. Trung Quốc có thể sắp nhượng bộ sau thỏa thuận ‘đình chiến’ thương mại với Mỹ
  2. Tổng thống Trump lạc quan về đàm phán thương mại Mỹ-Trung
  3. Cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung tiếp tục đè nặng lên vai các nhà sản xuất Châu Á
  4. Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ đạt mức cao kỷ lục
  5. Mỹ tóm được con cá voi lớn trong vụ bắt giữ ‘công chúa Huawei’
  6. Trung-Mỹ thảo luận giai đoạn tiếp theo của đàm phán thương mại
  7. Đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Niềm vui liệu có được dài lâu?
  8. Triển vọng “đình chiến” trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
  9. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Việt Nam có cơ hội hưởng lợi ngắn hạn?
  10. Trung Quốc vẫn mua đậu tương Mỹ bất chấp căng thẳng Huawei
  11. 1/3/2019: Thời hạn khó khăn cho thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung?
  12. Chuyên gia WB nói về ứng xử của Việt Nam trước chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
  13. Mỹ nêu thời hạn cứng tái áp đặt thuế với hàng hoá Trung Quốc
  14. Mỹ ra hạn chót cho thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
  15. Những quan điểm về Biển Đông sau cuộc ngã giá Mỹ-Trung
  16. Phiên bản mới của Chiến tranh lạnh
  17. Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ lập kỷ lục mới
  18. Sau Mỹ, Nhật Bản sẽ ngừng sử dụng thiết bị của Huawei và ZTE
  19. Điều gì có thể cản được Trung Quốc?
  20. Đàm phán thương mại Mỹ-Trung vừa khơi thông lại có thể rắc rối vì vụ bắt Phó Chủ tịch Huawei
  21. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bắt đầu ảnh hưởng tới Việt Nam
Video và Bài nổi bật