TPHCM: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm về các chợ là bài toán khó

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong phiên chất vấn tại kì họp HĐND TPHCM ngày 6/12, nhiều đại biểu cho rằng, kiểm soát nguồn gốc thực phẩm về chợ là bài toán khó và cần có giải pháp giải quyết căn cơ để đảm bảo sức khỏe cho người dân.
TPHCM: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm về các chợ là bài toán khó
Khách hàng thực hiện truy xuất nguồn gốc thịt heo tại siêu thị Co.op mart. Ảnh: Nguyễn Hiền.

Đại biểu Thy Thị Tuyết Nhung đề nghị Ban An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM cần nói rõ thông tin về việc kiểm soát an toàn thực phẩm với sản phẩm truy xuất nguồn gốc thực phẩm ở các chợ đang được thực hiện như thế nào, đặc biệt thành phố đang chuẩn bị bước vào những tháng cao điểm về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cuối năm.

Bà Phạm khánh Phong Lan, Trưởng ban An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM cho biết, từ tháng 2/2018, Ban ATVSTP đã nhận được đề án truy xuất nguồn gốc thịt lợn từ Sở Công thương TPHCM. Thực hiện đề án này, Ban đảm bảo tỷ lệ thịt lợn vào các chợ đầu mối có truy xuất cẩn thận.

Tuy nhiên làm sao để thịt lợn trước khi được đưa vào thành phố kiểm tra truy xuất cũng phải an toàn. Nếu như chỉ căn cứ vào truy xuất mà tự tin đây là thịt lợn an toàn không ổn. Để đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, ngoài thịt lợn, sắp tới thành phố áp dụng truy xuất đối với những mặt hàng khác như thịt gà, rau củ quả…

Chia sẻ về việc quản lý nguồn gốc thực phẩm tại 240 chợ truyền thống, bà Phong Lan cho biết, đơn vị đã tổ chức kiểm tra việc ghi chép nguồn gốc hàng hóa tại các chợ truyền thống trên địa bàn. Kết quả cho thấy các chợ truyền thống đều thực hiện tốt vấn đề an toàn thực phẩm đối với hàng hóa, có thông tin cụ thể mua hàng ở đâu.

Dự kiến, năm 2019, Ban sẽ công bố thông tin các chợ đảm bảo an toàn thực phẩm để người tiêu dùng nhận biết và chọn lựa nơi bán thực phẩm an toàn.

Ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM cho biết, năm 2019 thành phố sẽ có 5 nhà máy giết mổ lợn công nghiệp và một cơ sở giết mổ gia cầm, một cơ sở giết mổ trâu bò để thay thế cơ sở giết mổ thủ công. Tháng 6/2019 tất cả cơ sở giết mổ lợn đang xây dụng sẽ được đi vào hoạt động. Đến tháng 12, hai cơ sở giết mổ gia cầm và giết mổ trâu bò còn lại cũng sẽ đi vào hoạt động.

Hiện mỗi ngày, thành phố tiêu thụ khoảng 10.000 con lợn. Các chủ cơ sở giết mổ phần lớn là cho thuê mặt bằng, chủ lò mới tổ chức giết mổ gia công, còn người nuôi lợn lại là người khác. Thương lái thường gom lợn từ nhiều nguồn nên khó khăn trong việc xác định nguyên nhân khi bị phát hiện vi phạm. Do đó, trước giờ cơ quan chức năng chỉ mới xử phạt được chủ lò giết mổ, mà chưa quản lý được thương lái mua lợn.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TPHCM nhấn mạnh: cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người bán lẫn người mua. Trong đó, người bán không kinh doanh thực phẩm mất an toàn vệ sinh thực phẩm, người mua nên chọn lựa, thấy không vệ sinh thì không mua. Các cơ quan quản lý tăng cường các khâu kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm từ khâu sản xuất, chăn nuôi, phân phối và về tới các chợ và đến tay người dùng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật