Vẫn nhức nhối nạn “phế thải tặc”

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thời gian gần đây, trên địa bàn quận Hoàng Mai và Hà Đông diễn ra tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng tràn lan tại một số tuyến đường mới mở. Không chỉ tận dụng các khu đất trống, đất dự án, rác thải xây dựng còn tràn ra mặt đường các tuyến phố chính gây bức xúc trong dư luận.
Vẫn nhức nhối nạn “phế thải tặc”
Rác thải bị đổ tràn lan trên đường Hoàng Cầu, dưới chân công trường đường sắt đô thị. ảnh: Tuấn Dũng

Hở ra là đổ trộm

Có mặt tại nhiều trục đường lớn nhỏ thuộc quận Hoàng Mai và quận Hà Đông không khó để phát hiện những đống phế thải, vật liệu xây dựng đổ tràn lan. Dọc đường Nguyễn Xiển - Nghiêm Xuân Yêm có nhiều điểm phế thải xây dựng ở ven đường đã tồn tại từ lâu nhưng không được thu dọn. Điển hình, tại khu vực cửa hầm dành cho người đi bộ trên phố Nguyễn Xiển, nhiều bao tải rác chất đống ngay cạnh biển cấm.

Ngoài những tuyến giao thông vắng người khi trời tối, một địa chỉ quen thuộc nữa mà “rác tặc” thường xuyên đổ bộ là các khu đất dự án chưa thi công. Nằm sát chung cư Đại Kim Building (phường Đại Kim), khu đất trống của một nhà xưởng vừa tháo dỡ đã trở thành bãi tập kết phế thải khổng lồ. Hay tại khu đất dự án thoát nước Hà Nội, địa bàn giáp ranh giữa 3 phường Hoàng Văn Thụ, Tương Mai, Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai những đống phế thải xây dựng chất cao hàng mét.Anh Nguyễn Văn Dương, một cư dân sống gần đó cho hay, hàng ngày đi qua đây anh đều chứng kiến cảnh nhiều hộ dân phá dỡ, sửa chữa nhà cửa tranh thủ lúc trời tối vắng người, thuê xe tải chở phế liệu đổ đi. Lúc đầu chỉ là bãi rác nhỏ, nhưng một người đổ thì người sau cứ theo, dần dần đã trở thành núi rác.

Không chỉ xuất hiện trên các trục đường nhánh, dọc tuyến đường sắt đô thị Cát Linh Hà Đông đoạn qua khu vực Hoàng Cầu cũng thường xuyên xuất hiện dày đặc các bao tải xi măng, đồ gia dụng cồng kềnh. Theo ghi nhận của phóng viên, phần lớn khu vực bị đổ trộm phế thải đều là những khu đất đã được quy hoạch nhưng chưa được triển khai xây dựng và các công trường xây dựng trọng điểm của thành phố. Chính sự vắng bóng của các lực lượng chức năng, và việc quản lý lỏng lẻo của đơn vị xây dựng (không có rào chắn) đang trở thành địa điểm lý tưởng cho các hành vi đổ trộm phế thải.

Có mặt tại nhiều trục đường lớn nhỏ thuộc quận Hoàng Mai và quận Hà Đông không khó để phát hiện những đống phế thải, vật liệu xây dựng đổ tràn lan. Dọc đường Nguyễn Xiển - Nghiêm Xuân Yêm có nhiều điểm phế thải xây dựng ở ven đường đã tồn tại từ lâu nhưng không được thu dọn.

Điển hình, tại khu vực cửa hầm dành cho người đi bộ trên phố Nguyễn Xiển, nhiều bao tải rác chất đống ngay cạnh biển cấm. Ngoài những tuyến giao thông vắng người khi trời tối, một địa chỉ quen thuộc nữa mà “rác tặc” thường xuyên đổ bộ là các khu đất dự án chưa thi công. Nằm sát chung cư Đại Kim Building (phường Đại Kim), khu đất trống của một nhà xưởng vừa tháo dỡ đã trở thành bãi tập kết phế thải khổng lồ. Hay tại khu đất dự án thoát nước Hà Nội, địa bàn giáp ranh giữa 3 phường Hoàng Văn Thụ, Tương Mai, Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai những đống phế thải xây dựng chất cao hàng mét

Mặc dù chỉ là hành vi thiếu ý thức của một số người dân nhưng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan đô thị, thậm chí làm mất an toàn giao thông. Chỉ riêng quận Hoàng Mai, mỗi năm đã phải xử lý hàng trăm vụ vi phạm về trật tự giao thông - xây dựng liên quan đến đổ trộm rác, phế thải. Nếu tính rộng cả địa bàn thành phố Hà Nội, có đến hàng nghìn vụ việc vi phạm, chưa kể có thể còn rất nhiều vụ không bị phát hiện.

Đồng bộ các giải pháp

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phòng Hạ tầng, Sở Xây dựng Hà Nội, thực tế quy trình cấp phép xây dựng đều có quy định rõ việc xử lý nguồn rác thải xây dựng, tuy nhiên việc kiểm soát, phổ biến quy định Pháp Luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động đầu tư xây dựng chưa thực sự nghiêm. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của các chủ nguồn thải, đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải xây dựng chưa cao. Ngoài ra, việc đầu tư các trạm trung chuyển, khu xử lý chất thải xây dựng vẫn còn thiếu và đang được tăng cường.

Thời gian qua, thành phố đã quy định các điểm tập kết phế thải xây dựng gồm 4 bãi chôn lấp tại Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì; Vân Nội, Nguyên Khê, huyện Đông Anh; Dương Liễu, huyện Hoài Đức. Ngoài ra, đang triển khai 4 địa điểm trung chuyển, tái chế chất thải xây dựng bằng công nghệ nghiền tại các cửa ngõ thành phố, song chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế.

Bên cạnh ý thức kém của một bộ phận người dân, thì việc nhiều chủ đầu tư, nhà thầu thi công chưa tuân thủ nghiêm những quy định về bảo vệ môi trường chính là nguyên nhân khiến tình trạng đổ trộm phế thải vật liệu xây dựng bùng phát.

Để xử lý dứt điểm, bên cạnh việc đẩy nhanh đầu tư xây dựng nhà máy xử lý, tái chế chất thải rắn xây dựng bằng công nghệ cao, sự vào cuộc của các ban ngành, chính quyền địa phương để xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm là giải pháp cấp thiết. Đồng thời cần siết chặt quy định chủ đầu tư và nhà thầu thi công phải ký hợp đồng thuê đơn vị thu gom phế thải khi thi công công trình. Đặc biệt, bên cạnh nỗ lực của các cơ quan chức năng, chính quyền cơ sở, thì chính các chủ dự án trên địa bàn cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, chủ động rào chắn và cử người trông coi, bảo vệ khu vực mặt bằng được giao đảm bảo tránh phát sinh tình trạng đổ trộm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật