Châu Á có thể ‘kiếm’ lợi thế từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một nhận định mới mẻ từ các chuyên gia kinh tế trong bối cảnh nhiều lo ngại về những ảnh hưởng từ cuộc xung đột giữa 2 cường quốc kinh tế.
Châu Á có thể ‘kiếm’ lợi thế từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Bên trong một xưởng sản xuất ô tô của Thái Lan.

Mối liên kết giữa các chuỗi cung ứng trên khắp châu Á phần nào lý giải sự sụt giảm của thị trường trên toàn khu vực này trong năm nay - nếu hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc bị ảnh hưởng thì nó cũng "động chạm" tới nhiều nhà cung cấp nguyên vật liệu cho các mặt hàng này.

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng các nước xuất khẩu sản phẩm tương tự có thể trở thành những người hưởng lợi, khi người Mỹ buộc phải tìm đến các nhà cung ứng thay thế. Các chuyên gia kinh tế của Merrill Lynch nói rằng Đài Loan, Việt Nam và Hàn Quốc là các quốc gia có nhiều lợi thế nhất, khi sở hữu một hồ sơ xuất khẩu tương tự Trung Quốc.

Một số nền kinh tế châu Á còn có thể hưởng lợi từ việc tái đầu tư từ các công ty hiện đang hoạt động ở Trung Quốc. Theo một cuộc khảo sát của Phòng Thương mại Mỹ ở Nam Trung Quốc công bố hồi tuần trước, khoảng 70% các công ty đang xem xét việc chuyển một số hoặc toàn bộ sản xuất của họ ra khỏi Trung Quốc, và Đông Nam Á trở thành một điểm đến được ưa chuộng.

Các tác động nói trên sẽ thay đổi theo từng ngành với từng quốc gia. Ví dụ, theo các nhà kinh tế học cấp cao của BNP Paribas, những mặt hàng nhập khẩu giá rẻ như giày dép, đồ chơi và hàng dệt may có thể được khai thác thay thế từ Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh và Indonesia, trong khi thiết bị và máy móc điện tử có thể được nhập từ Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, thỏa thuận thương mại mới CPTPP, với tiền thân là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, dự kiến sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay, sẽ góp phần làm giảm thuế quan khu vực. Dù ký kết này không có sự tham gia của Mỹ nhưng theo đánh giá của các nhà kinh tế học tại HSBC thì lợi nhuận GDP tiềm năng từ việc cắt giảm thuế quan của CPTPP sẽ là lớn hơn những tổn thất từ việc triển khai đầy đủ các mức thuế đề ra giữa Washington - Bắc Kinh.

Frederic Neumann, đồng Giám đốc nghiên cứu kinh tế châu Á của HSBC nhận định: “Sự phụ thuộc có tính truyền thống của khu vực vào các thị trường ở phương Tây đã cản trở nhu cầu đẩy mạnh tự do thương mại giữa các quốc gia, khiến các nền kinh tế tại đây có xu hướng xem nhau là đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên điều đó đang thay đổi, khi càng có nhiều hạn chế được áp đặt ở nơi khác, thì nội bộ nhiều khu vực sẽ càng cần phải đoàn kết nếu nó muốn bảo tồn thương mại như một động cơ tăng trưởng của chính mình".

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 9535
  1. Mặc chiến tranh thương mại, xuất khẩu Trung Quốc vẫn tăng mạnh
  2. Ảnh hưởng tới Biển Đông của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
  3. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ vẫn giữ đà tăng bất chấp căng thẳng
  4. Công ty Mỹ ở Trung Quốc tìm đường “lánh nạn”
  5. Trung Quốc và Mỹ nhất trí tăng cường hợp tác
  6. Moscow, Bắc Kinh sắp đạt thỏa thuận tiền tệ phá vòng vây của Mỹ
  7. Hàng hóa Trung Quốc ồ ạt sang Mỹ trước thời điểm bị tăng thuế
  8. Thương chiến Mỹ-Trung ảnh hưởng như thế nào đến thị trường bất động sản?
  9. Công nghệ Việt Nam hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
  10. Hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ tăng đột biến
  11. Doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường xuất hàng sang Mỹ
  12. Kết quả bầu cử giữa kỳ Mỹ khiến cuộc chiến thương mại tồi tệ hơn
  13. Mỹ sẽ áp thuế đối với sản phẩm tấm nhôm hợp kim Trung Quốc
  14. Mỹ chuẩn bị áp thuế đối với mặt hàng nhôm tấm của Trung Quốc
  15. Bắc Kinh: Mỹ và Trung Quốc cần đảm bảo đối thoại tại G-20 diễn ra suôn sẻ
  16. Nông dân Mỹ khốn đốn vì cuộc chiến của Trump với Trung Quốc
  17. Mỹ - Trung ‘mặt đối mặt’ trong sóng dữ khủng hoảng
  18. Thương mại Mỹ - Trung: Những yếu tố đổ thêm dầu vào lửa
  19. ‘Chiến tranh thương mại’ leo thang, TQ hối hả tìm đồng minh
  20. Cơ hội hóa giải căng thẳng Mỹ - Trung
  21. Ông Vương Kỳ Sơn: Trung Quốc sẵn sàng đàm phán với Mỹ
Video và Bài nổi bật