Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Quyết liệt cơ cấu lại nền kinh tế

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cuối giờ chiều 1/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của Chính phủ và trả lời một số chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Quyết liệt cơ cấu lại nền kinh tế
Ảnh minh họa

Thủ tướng cho biết, so với mặt bằng chung của thế giới, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong ba thập niên kể từ khi Đổi mới là rất ấn tượng.

Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1986- 2017 đạt 6,63%/năm. 20 năm gần nhất tăng bình quân 6,3%/năm; 10 năm gần nhất tăng 6%/năm; riêng năm 2017 tăng 6,81%; năm 2018 dự kiến tăng trên 6,7%. Việt Nam đã chuyển từ nhóm thu nhập thấp sang thu nhập trung bình; quy mô nền kinh tế hiện đứng thứ 44 thế giới theo GDP danh nghĩa và thứ 34 khi tính theo sức mua tương đương quốc tế.

Với tốc độ tăng trưởng tương tự như mức tăng trung bình của 3 thập niên qua thì đến năm 2045 - mốc lịch sử 100 năm Việt Nam được độc lập (1945 - 2045), quy mô GDP nước ta ước tính đạt khoảng 2.500 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 18.000 USD.

“Mục tiêu trên là thách thức rất lớn vì khi thu nhập ngày càng cao, việc đạt thêm phần trăm tăng trưởng sẽ càng khó khăn hơn. Nhưng chúng ta và các thế hệ tiếp theo phải luôn nuôi dưỡng khát vọng và không ngừng phấn đấu nhằm hiện thực hóa mục tiêu này”, Thủ tướng nói

Thủ tướng đề nghị: "Tất cả chúng ta hãy cùng nhau tập trung sức lực, làm thật tốt những nhiệm vụ trong những tháng còn lại của năm 2018 cũng như thời gian còn lại của nhiệm kỳ này".

Thủ tướng đã điểm nhanh một số nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ sẽ triển khai trong thời gian tới:

Kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia, an ninh tiền tệ, an ninh lương thực...

Quyết liệt cơ cấu lại nền kinh tế theo NQ 24 của QH một cách thực chất và hiệu quả hơn nữa, trong đó có việc giải quyết những yếu kém, bất cập trong phát triển kinh tế tư nhân mà nhiều đại biểu đã đề cập (nhất là thủ tục hành chính trong tiếp cận đất đai, tài nguyên, tín dụng, các loại chi phí còn cao, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh,…), nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia...

Thực hiện nghiêm Nghị quyết 25 của QH về kế hoạch tài chính 5 năm 2016-2020, bảo đảm cơ cấu chi NSNN hợp lý hơn, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, nâng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm bội chi NSNN xuống mức 3,5% GDP vào năm 2020.

Thực hiện mạnh mẽ 3 đột phá chiến lược, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, trong đó gỡ bỏ những rào cản cho doanh nghiệp phát triển; giải quyết những vấn đề bất cập, yếu kém trong huy động, phân bổ nguồn lực, quản lý, xây dựng kết cấu hạ tầng mà nhiều vị đại biểu đã nêu...

* Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP. Hồ Chí Minh) là làm thế nào để các thành viên Chính phủ “đều tay hơn”, Thủ tướng bày tỏ: Năm ngón tay có ngón dài, ngón ngắn nhưng đều chung ở bàn tay, vì vậy trước tiên tất cả các thành viên Chính phủ phải đoàn kết để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước những yếu kém lĩnh vực mình phụ trách.

Về giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực ĐBSCL, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã tích cực chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ đổi mới cơ cấu cây trồng-vật nuôi, qua đó, lúa, cá, cây ăn quả đều được mùa; đồng thời bố trí các nguồn lực phát triển, xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hạ tầng khu vực này,...  

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 9500
  1. Bộ Tài chính giải trình về đề xuất thu phí trước bạ xe bán tải, xe van
  2. Đề nghị bổ sung hành vi môi giới hối lộ vào Luật Cảnh sát biển
  3. Cảnh sát biển được nổ súng trong trường hợp nào?
  4. Quốc hội thảo luận thông qua Hiệp định CPTPP
  5. ‘Nhiều cán bộ tín nhiệm thấp nhưng không từ chức’
  6. Trục lợi chính sách người có công: Phạt tù 45 người, và 124 người án treo
  7. Tham gia CPTPP: Doanh nghiệp Việt phải đổi mới để lớn mạnh
  8. Nhiều giải pháp cho phát triển ngành nông nghiệp
  9. Phiên chất vấn diễn ra dân chủ, thẳng thắn và trách nhiệm
  10. Tuần làm việc thứ 2: Nhiều cái ‘nóng’ vào nghị trường Quốc hội
  11. Thanh tra Chính phủ: Hà Nội chưa xử triệt để vụ ‘xẻ thịt’ rừng Sóc Sơn
  12. Người dân đang chờ luật hóa việc từ chức
  13. ĐB Lưu Bình Nhưỡng nói gì khi ĐB Nguyễn Hữu Cầu đề nghị đính chính phát ngôn về ngành công
  14. Vụ đổi 100 USD bị phạt 90 triệu làm ‘nóng’ nghị trường Quốc hội
  15. Thủ tướng: Kết quả tín nhiệm thôi thúc Chính phủ làm việc tốt hơn
  16. Lương tâm và trách nhiệm người đại biểu nhân dân
  17. Phát ngôn ấn tượng trong 3 ngày Quốc hội chất vấn ‘theo lời hứa’
  18. Không có lợi ích nhóm trong xử lý 12 dự án thua lỗ
  19. Chính phủ đồng ý cho Hà Nội lập đề án thu phí phương tiện vào nội đô
  20. Sai phạm ở Sóc Sơn: ‘Phải xử cơ quan quản lý nặng hơn người dân’
  21. Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: ‘CPTPP giúp Việt Nam nâng cao nội lực’
Video và Bài nổi bật