Phân tích: 5 lý do đòn trừng phạt Iran của Mỹ sẽ thất bại

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo Reuters, có 5 lý do cho thấy vòng trừng phạt mới của Mỹ vốn có hiệu lực vào hôm nay (4.11) sẽ thất bại.
Phân tích: 5 lý do đòn trừng phạt Iran của Mỹ sẽ thất bại
Phụ nữ Iran biểu tình tại thủ đô Tehran vào hôm 11.5.2018 để phản đối quyết định rút Mỹ khỏi JCPOA của Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Reuters.

Thứ nhất, dù Mỹ nhắm tới việc phá hủy ngành xuất khẩu dầu mỏ của Iran, nhiều người đã chỉ ra rằng đây là điều không thực tế. Theo đó, sẽ không có quốc gia nào bù đắp được sản lượng 2,5 triệu thùng dầu/ngày của Iran. Cho dù Ả Rập Saudi trước đó tuyên bố sẽ gia tăng sản lượng để bù đắp sự thiếu hụt, các chuyên gia lại tin rằng Riyadh và các đồng minh không đủ khả năng để làm việc này. Nếu Iran buộc phải cắt sản lượng dầu mỏ, giá dầu sẽ tăng lên, vô hình chung giúp Tehran bù đắp lại lợi nhuận – đồng nghĩa với việc cấm vận của Washington sẽ vô dụng.

Thứ hai, Nga và Trung Quốc có thể sẽ không hợp tác với Mỹ trong vấn đề Iran. Lý do là Washington đang có chiến tranh thương mại với Bắc Kinh và cấm vận kinh tế với Moscow. Hơn thế nữa, Nhà Trắng sẽ không thể dựa vào EU bởi khối này coi JCPOA là một trong những chính sách ngoại giao thành tựu nổi bật của mình. Bên cạnh đó, Brussels đang ngày càng có xu hướng muốn được tự chủ, độc lập trong chính sách đối ngoài chứ không muốn phụ thuộc vào Washington nữa.

Trong nhiều thập kỷ, đồng USD đã thống trị thị trường tài chính quốc tế. Ảnh: Getty.

Thứ ba, lệnh cấm vận của Mỹ đã vô tình dọn đường cho cuộc thay đổi lịch sử trong hệ thống tài chính toàn cầu. Trong nhiều thập kỷ, đồng USD đã thống trị thị trường tài chính quốc tế. Tuy nhiên, sau khi Mỹ rút khỏi JCPOA, nhiều quốc gia như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu chuyển sang nội tệ để giao dịch với Iran. Nếu châu Âu có thể thiết lập một hệ thống tài chính tách biệt với đồng USD, các quốc gia khác có thể sử dụng đồng euro để giao dịch với Tehran, qua đó phá vỡ sự thống trị của Mỹ trên thị trường toàn cầu.

Thứ tư, các thành viên còn lại của JCPOA coi thỏa thuận hạt nhân với Iran là cách để chống lại chủ nghĩa đơn phương của Mỹ. Được biết, JCPOA là một thỏa thuận đa phương được Nghị quyết số 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) ủng hộ. Nếu các thành viên JCPOA nhượng bộ việc Mỹ đơn phương trừng phạt các quốc gia tuân thủ thỏa thuận, Washington sẽ tiếp tục “được đằng chân, lân đằng đầu”. Do đó, cả Iran lẫn cộng đồng quốc tế sẽ ra sức bảo vệ JCPOA để tránh viễn cảnh này.

Cuối cùng, EU và Nhật Bản – các đồng minh mạnh mẽ nhất của Mỹ - đều tiếp tục ủng hộ JCPOA. Các quốc gia chủ chốt trung khu vực Trung Đông, gồm có Thổ Nhĩ Kỳ, Oman và Iraq, cũng ủng hộ thỏa thuận hạt nhân. Chỉ có một số quốc gia khác như Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Israel là ủng hộ quyết định của ông Trump. Để trừng phạt Iran, Tổng thống Trump đang có quá ít sự ủng hộ cần thiết.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật