Erdogan đánh Đông Euphrates, chiếm vùng đất nhiều dầu mỏ nhất Syria

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mở chiến dịch quân sự chống lực lượng vũ trang người Kurd (YPG) ở phía Đông Euphrates, khu vực chiếm phần lớn trữ lượng dầu mỏ Syria.
Erdogan đánh Đông Euphrates, chiếm vùng đất nhiều dầu mỏ nhất Syria
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và FSA sẽ mở chiến dịch đông Euphrates

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mở chiến dịch phía Đông Euphrates

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayip Erdogan ngày 30/10 cho biết, trong tương lai gần, Quân đội nước này và các lực lượng liên kết (phiến quân Syria) sẽ khởi động một chiến dịch quy mô lớn chống các lực lượng tự vệ người Kurd Syria ở phía Đông sông Euphrates.

“Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không cho phép bất cứ ai lập cấu trúc khủ‌ng b‌ố ở phía Đông con sông Euphrates, chúng tôi sẽ phá hủy nó. Từng bước, chúng tôi sẽ lần lượt quét sạch từng ngọn đồi" - ông Erdogan nói trước phe nghị viện của Đảng Công lý và Phát triển cầm quyền (AKP).

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh rằng, việc chuẩn bị cho chiến dịch của Quân đội nước này đã được hoàn thành. Theo đó, chính quyền Ankara dự định lập ra một “khu vực an toàn không khủ‌ng b‌ố” ở phía Đông sông Euphrates.

Ông nhấn mạnh rằng, nước này sẽ tiếp tục hoạt động chống khủ‌ng b‌ố ở các vùng biên giới của Syria và Iraq.

Trước đó, nhà lãnh đạo Erdogan cũng đe dọa có thể tiến hành các hoạt động tại Syria chống lực lượng dân quân người Kurd Syria ở thành phố Manbij của tỉnh Aleppo, vì Hoa Kỳ không hoàn thành nghĩa vụ rút người Kurd ra khỏi thành phố này theo thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ.

Ankara coi YPG (Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd) - nòng cốt của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), hiện đang kiểm soát lãnh thổ Syria ở phía Đông sông Euphrates (dưới sự hỗ trợ của Hoa Kỳ) là tổ chức khủ‌ng b‌ố liên kết với Đảng Công nhân người Kurd (PYD) bị Thổ Nhĩ Kỳ liệt vào danh sách các tổ chức khủ‌ng b‌ố.

Hồi tháng 1 năm nay, ông Erdogan đã ra lệnh bắt đầu hoạt động quân sự "Cành Ô liu" (Operation Olive Branch) chống các nhóm dân quân người Kurd ở Afrin (thuộc tỉnh Aleppo của Syria.

Đến tháng 3, thành phố này đã rơi vào sự kiểm soát của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng phiến quân Syria do Ankara hậu thuẫn là Quân đội Syria Tự do (FSA).

Trước đây, chính quyền Ankara đã nhiều lần hối thúc Washington chấm dứt hỗ trợ các lực lượng người Kurd ở Syria.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết rằng, 25% lãnh thổ trên bờ biển phía đông sông Euphrates do YPG kiểm soát. Tại đó còn có các phần tử thuộc đảng Công nhân người Kurd (PKK) và họ làm "biến đổi tình hình nhân khẩu học trong khu vực".

Bộ trưởng Cavusoglu nhấn mạnh rằng "tổ chức khủ‌ng b‌ố" này cần phải rời khỏi Syria, bởi chúng là hiện thân mối đe dọa với an ninh quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng Hoa Kỳ ủng hộ những tổ chức khủ‌ng b‌ố này. Tuy nhiên, Ankara vẫn sẽ hành động để lập lại an ninh trên biên giới nước mình.

Sau tuyên bố của Tổng thống Erdogan, các chuyên gia quân sự đã đưa ra những nhận định của mình về khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục mở chiến dịch quân sự thứ ba ở Syria.

Theo họ, tuyên bố của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy ý định nghiêm túc của Ankara là tiếp tục tiến hành chiến dịch hoạt động của lực lượng mặt đất trên vùng lãnh thổ nhiều dầu mỏ nhất của Syria, trong tương lai gần.

Theo đánh giá, khu vực phía Đông sông Euphrates, đặc biệt là vùng sa mạc phía Đông tỉnh Deir Ezzor có trữ lượng dầu mỏ cực kỳ dồi dào. Có những đánh giá cho rằng, khu vực này chiếm từ 70-90% lượng dầu mỏ của Syria.

Chiến dịch phía Đông Euphrates chắc chắn sẽ diễn ra

Chuyên gia chiến lược quân sự, Chuẩn tướng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ Naim Baburoglu đã bình luận về tuyên bố của Tổng thống Erdogan về việc quân đội nước này bắt đầu hoạt động tại vùng lãnh thổ Syria phía đông sông Euphrates, hiện đang do lực lượng người Kurd kiểm soát.

Tuyên bố này được đưa ra ngay sau hội nghị thượng đỉnh bốn bên ở Istanbul, trong đó Ankara tập trung chú ý vào tầm quan trọng chiến lược của các vùng lãnh thổ phía đông Euphrates, mà hành động ngay tiếp theo là Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã pháo kích vào các vị trí của Đảng Liên minh Dân chủ Kurd ở phía đông Euphrates, thuộc vùng Kobani, chỉ cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ vẻn vẹn chưa tới một trăm mét.

Theo vị chuyên gia quân sự Thổ Nhĩ Kỳ, tất cả những tuyên bố và hành động này cho thấy mức độ nghiêm túc và quyết tâm của Ankara trong vấn đề này.

Mặc dù nhiều lần Ankara bày tỏ những lo ngại và quan điểm cho rằng tình hình phía đông Euphrates thể hiện mối đe dọa đối với an ninh quốc gia đất nước, nhưng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục hỗ trợ vũ khí cho lực lượng người Kurd. Trong bối cảnh này, phát biểu của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nên được xem như là một tuyên bố về ý định tiến hành chiến dịch mặt đất tại khu vực trong tương lai.

Khi nói về khả năng thời điểm băt đầu hoạt động, Baburoglu nhắc lại tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar về "kế hoạch dọn sạch lãnh thổ phía đông Euphrates, sau khi thiết lập hệ thống quản lý ở Manbij".

Theo ông Baburoglu, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đợi cho đến khi thực hiện xong "lộ trình" chung với Mỹ ở Manbij, sau đó sẽ bắt đầu chiến dịch quân sự tại vùng lãnh thổ phía đông sông Euphrates. Quá trình này có lẽ sẽ kéo dài không lâu.

Giữa Lầu Năm Góc và Ankara ít nhất sẽ phải có các cuộc đàm phán ở cấp độ kỹ thuật về vấn đề này. Dường như lúc đầu Ankara có dự định thảo luận về tình hình ở phía đông sông Euphrates với Hoa Kỳ tại bàn đàm phán, sau cuộc pháo kích gần đây vào Kobani.

Nếu có thể đạt được thỏa thuận với Washington về việc trung hòa lực lượng YPG của người Kurd trong khu vực, hoặc ít nhất là về việc di chuyển họ về phía nam Raqqa, thì lộ trình giống như Manbij có thể được thực hiện trong khu vực Kobani, Tel-Abyad (Aleppo) và Qamishli (al-Hasakah).

Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, lộ trình ở Manbidj vẫn chưa được thực hiện đầy đủ, hơn 7000 tay súng người Kurd tiếp tục hiện diện trong khu vực, họ vẫn chưa chịu giao nộp vũ khí do Mỹ cung cấp. Vì vậy rõ ràng là Hoa Kỳ đã không giữ lời hứa của mình về Manbij.

Lực lượng của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và FSA ở Afrin - Tây Bắc Aleppo

Tướng Baburoglu không nghĩ là hai bên có thể duy trì điều này như một nguyên tắc, vì việc giải giáp các lực lượng người Kurd trong khu vực này dường như không nằm trong phạm trù lợi ích của Hoa Kỳ. Ngược lại, người Mỹ đã tăng cường sự hiện diện của mình tại đó, xây dựng các căn cứ và sân bay mới, triển khai các hệ thống radar.

Tất cả những điều này cho thấy cuối cùng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị buộc phải thực hiện các bước đi quyết định, và hoạt động của lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực phía đông Euphrates sẽ là điều không thể tránh khỏi" - vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Ông nói rằng Washington sẽ không đối đầu trực tiếp với Ankara, nhưng sẽ sử dụng binh lực người Kurd của YPG (SDF) hoặc lính đánh thuê để đối đầu gián tiếp với Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng đối với Thổ Nhĩ Kỳ chiến dịch này là rất cần thiết và không thể không tiến hành.

Khu vực phía Đông sông Euphrates, chiếm khoảng 30% diện tích lãnh thổ Syria, chứa nhiều dầu mỏ nhất của Syria và Hoa Kỳ đang cố gắng thiết lập quyền kiểm soát tại đây. Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ quyết tâm mở chiến dịch này.

Ông cũng nhận định rằng, Nga và Iran là hai quốc gia cũng đang lo lắng về chính sách này của Washington, sẽ cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ sự hỗ trợ ngoại giao trong vấn đề này.

Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad cương quyết phản đối sự hiện diện của các lực lượng Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ ở bất cứ vùng nào trên lãnh thổ Syria.

Bộ Ngoại giao Syria gọi những hoạt động quân sự của họ nhằm chiếm đóng những thành phố và làng mạc của Syria là hành động xâ‌m lượ‌c một đất nước có chủ quyền, xâm phạm độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia thuộc Liên Hiệp Quốc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật