Báo động an toàn hàng không sau vụ máy bay Lion Air chở 189 người rơi xuống biển

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sáng 29-10, chiếc máy bay mang số hiệu JT-610 của Hãng hàng không Lion Air của Indonesia bất ngờ gặp nạn khi di chuyển từ Thủ đô Jakarta đến thành phố Pangkal Pinang. Sau sự cố trên, các nhà chức trách đã vào cuộc tìm kiếm và lật lại nhiều lỗ hổng kỹ thuật của hãng này.
Báo động an toàn hàng không sau vụ máy bay Lion Air chở 189 người rơi xuống biển
hiện trường tìm kiếm nạn nhân và chiếc JT-610 gặp nạn

Chiếc Boeing 737-800 bị vỡ đôi của Hãng hàng không Lion Air, năm 2013

Công cuộc tìm kiếm chiếc máy bay gặp nạn

Theo thông tin ban đầu của Giám đốc Hãng hàng không Lion Air Edward Siraint, chiếc máy bay mang số hiệu JT-610 đã mất liên lạc với trạm quản lý không lưu chỉ 13 phút sau khi cất cánh từ Thủ đô Jakarta theo lộ trình tới thành phố Pangkal Pinang, tỉnh Bangka Belitung. Cơ quan tìm kiếm và cứu nạn Indonesia sau đó xác nhận chiếc Beoing 737 đã bị rơi xuống biển khi nhiều mảnh vỡ máy bay được tìm thấy cách vị trí mất liên lạc 2 hải lý.

Được biết, chiếc máy bay Boeing 737 mang số hiệu JT-610 chở tất cả 189 người, trong đó có 181 hành khách và 8 thành viên phi hành đoàn trong chuyến bay. Dữ liệu từ Flightradar24 cho thấy, máy bay bị mất liên lạc vào khoảng 6h33 (giờ địa phương) sáng 29-10 khi đang ở độ cao khoảng 1.112m. Trước đó, Flightradar24 ghi nhận, máy bay JT-610 đã bất ngờ tăng độ cao lên mức 1.524m, sau đó dần dần trở về độ cao trung bình, trước khi mất liên lạc hoàn toàn và rơi xuống biển. Vị trí ghi nhận cuối cùng của chiếc Boeing 737 này là khoảng 15km về phía Bắc bờ biển Indonesia, vùng biển này có độ sâu khoảng 35m.

Ngay sau khi thông tin về vụ tai nạn được công bố, người nhà của những nạn nhân có mặt trong chuyến bay đã tụ tập tại nhiều nơi như Cơ quan tìm kiếm và cứu nạn Indonesia để cầu nguyện cho thân nhân của mình và những người khác được an toàn.

Khoảng 5h sáng 31-10, vị trí chiếc máy bay đã được xác định nhờ một thiết bị định vị hộp đen. Tuy vậy, mất một thời gian dài tìm kiếm, lực lượng cứu hộ mới phát hiện được nhiều phần th‌i th‌ể được cho là của nạn nhân xấu số kèm theo đồ dùng cá nhân và các mảnh vỡ máy bay khác. Hiện lực lượng cứu hộ đã phát hiện vật thể nghi là thân máy bay gặp nạn.

Theo Chính phủ Indonesia, khả năng sống sót sau vụ tai nạn thảm khốc trên của các nạn nhân gần như bằng không. Dù vậy, các nhà chức trách vẫn đang nỗ lực hết sức tìm kiếm th‌i th‌ể nạn nhân cũng như vị trí hộp đen chiếc máy bay Boeing 737 để làm rõ sự việc trên. Tính đến thời điểm hiện tại, lực lượng tìm kiếm và cứu nạn đã tăng lên đến 800 người.

Trách nhiệm của hãng hàng không?

Sau vụ tai nạn thảm khốc trên, các nhà chức trách nhanh chóng tiến hành điều tra Hãng hàng không Lion Air và phát hiện nhiều trục trặc kỹ thuật tại đây. Được biết, chiếc máy bay gặp nạn là Boeing 737 MAX 8, một trong những chiếc phi cơ hiện đại nhất của hãng Boeing, chỉ mới trải qua 800 giờ bay và được hãng Lion Air đưa vào vận hành từ tháng 8-2018.

Ông Edward Siraint thừa nhận, trong chuyến bay trước khi gặp nạn, chiếc Boeing 737 đã bộc lộ nhiều trục trặc kỹ thuật khi bay từ Denpasar (Bali) về Thủ đô Jakarta, tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh thêm rằng những vấn đề trên đã được giải quyết và máy bay hoàn toàn có thể cất cánh bình thường vào ngày 29-10.

Tuy nhiên, một chi tiết đáng chú ý khác, khoảng vài phút sau khi máy bay cất cánh từ Jakarta hôm 29-10, trung tâm kiểm soát đã nhận được tín hiệu của chiếc JT-610 xin phép được quay lại sân bay từ máy bay JT-610 trước khi mất liên lạc. Điều này cho thấy, chiếc Boeing 737 đã gặp phải trục trặc gì đó trước khi gặp nạn.

Sau sự việc trên, Bộ trưởng Bộ Giao thông Indonesia, ông Budi Karya Sumadi đã ra quyết định tạm thời đình chỉ Giám đốc kỹ thuật của hãng cùng một số kỹ thuật viên của Lion Air cho đến khi có kết luận cuối cùng về vụ tai nạn. Đồng thời, Chính phủ sẽ tăng cường kiểm tra chất lượng an toàn của tất cả các máy bay thuộc hãng Lion Air.

Cảnh báo về mức độ an toàn

Được thành lập năm 1999 và lần đầu đi vào hoạt động năm 2000, Lion Air là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên tại Indonesia với nhiều chuyến bay nội địa và quốc tế. Sau một thời gian hoạt động, Lion Air nhanh chóng vươn lên trở thành hãng hàng không lớn nhất nước này và đứng thứ hai châu Á, chỉ sau AirAsia.

Nổi lên nhanh chóng nhờ dịch vụ bay giá rẻ, nhưng Lion Air lại gặp nhiều vấn đề trong khâu quản lý an toàn. Vụ rơi máy bay hôm 29-10 không phải sự cố đầu tiên của hãng này, trước đó, Lion Air đã từng nhiều lần mất uy tín bởi các trục trặc kỹ thuật của mình, đến mức hãng này còn bị cấm ở châu Âu.

Năm 2004, chỉ 4 năm sau khi đi vào hoạt động, Hãng Lion Air đã gặp phải sự cố chết người đầu tiên. Một chiếc máy bay của hãng đã xảy ra va chạm khi hạ cánh tại sân bay trung tâm đảo Java (Indonesia), khiến 26 người thiệt mạng và 100 người bị thương. Hãng hàng không sau đó đã đổ lỗi do thời tiết xấu, nhiều gió lốc là nguyên nhân gây ra vụ việc T.Tâm này.

 Máy bay JT610 chở 189 người rơi xuống biển ở Indonesia

//

Tiếp tục đến năm 2013, máy bay Hãng Lion Air một lần nữa gặp sự cố khi trượt khỏi đường băng rơi xuống biển Bali. Sau đó chiếc máy bay bị vỡ đôi, hành khách đã phải bơi vào bờ để thoát nạn. May mắn thay, vụ tai nạn trên không có người thiệt mạng. Được biết, đây là một chiếc máy bay Boeing 737-800. Chỉ 3 năm sau, năm 2016, Lion Air lại khiến hành khách “hết hồn” khi chiếc máy bay của hãng bất ngờ… gãy cánh ngay trước giờ bay tại sân bay Soekarno-Hatta, Thủ đô Jakarta.

Đến năm 2017, máy bay hãng tiếp tục gặp sự cố tràn nhiên liệu khi chuẩn bị cất cánh tại sân bay Juanda. Sau khi toàn bộ hành khách được di chuyển tới nơi an toàn, hãng hàng không thông báo tạm hoãn chuyến bay để kiểm tra lại kỹ thuật. Tuy không phải một vụ tai nạn thảm khốc, nhưng những sự cố kỹ thuật xảy ra ngay sát giờ bay đã nhiều lần khiến Lion Air mất uy tín trong mắt khách hàng, cho thấy việc đảm bảo an toàn kỹ thuật cho các chuyến bay của hãng chưa thật sự được quan tâm, chú ý.

Từ những sự cố trên cùng với vụ tai nạn thảm khốc của máy bay JT-610, vấn đề an toàn hàng không tại Indonesia đang được báo động khi hãng hàng không lớn nhất đất nước này gặp quá nhiều vấn đề liên quan tới kỹ thuật. Bộ Giao thông - Vận tải Indonesia đang xem xét lại các quy định về an toàn bay cũng như cân đối ngân sách của các hãng hàng không giá rẻ.

Không những vậy, sự việc này còn là một bài học đối với ngành hàng không thế giới: Cần phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mỗi chuyến bay để tránh những thảm kịch đáng tiếc như vậy xảy ra. Vụ việc cũng nối thêm vào danh sách các vụ tai nạn máy bay thảm khốc khác trong lịch sử hàng không thế giới, nổi bật nhất là vụ mất tích bí ẩn của Hãng hàng không Malaysia Airlines MH-370 ngày 8-3-2014.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 9497
  1. Indonesia công bố thông tin vụ máy bay Lion Air rơi xuống biển
  2. Máy bay Indonesia chở 189 người rơi: Hé lộ giây phút cuối cùng
  3. Vụ rơi máy bay ở Indonesia: Gia đình nạn nhân kiện hãng Boeing
  4. Tiết lộ bất ngờ vụ máy bay Lion Air rơi khiến 189 người thiệt mạng
  5. Indonesia ngừng tìm kiếm nạn nhân vụ rơi máy bay Lion Air
  6. Máy bay Lion Air rơi là lời cảnh báo toàn châu Á
  7. Indonesia điều tra đặc biệt hoạt động của Lion Air
  8. Đồng hồ tốc độ của máy bay Lion Air rơi bị hỏng trong 4 chuyến bay cuối cùng
  9. Vụ rơi máy bay ở Indonesia: Đồng hồ đo tốc độ đã hư hỏng
  10. Indonesia kéo dài thời gian tìm kiếm thi thể trong vụ máy bay Lion Air rơi
  11. Indonesia mở rộng tìm kiếm hộp đen máy bay rơi
  12. Rơi máy bay tại Indonesia: Khôi phục được hàng giờ dữ liệu chuyến bay
  13. Máy bay Lion Air nổ tung khi lao xuống nước
  14. Ngôi sao Leicester City bật khóc trong phút mặc niệm ông chủ người Thái
  15. Hé lộ tốc độ kinh hoàng của máy bay Indonesia khi lao xuống mặt biển
  16. Một nhân viên cứu hộ Indonesia thiệt mạng khi tìm kiếm xác máy bay Lion Air
  17. Vụ máy bay Lion Air rơi - người ở lại chờ đợi trong đau đớn và phẫn nộ
  18. Máy bay Lion Air có thể đã đạt tốc độ 1.000 km/h trước khi tiếp nước
  19. Máy bay Lion Air có thể đã lao xuống biển với tốc độ 1.000km/h
  20. Thợ lặn phát hiện thân máy bay gặp nạn dưới đáy biển Indonesia
  21. Thợ lặn tử vong khi tìm kiếm máy bay Lion Air
Video và Bài nổi bật