Từ thảm sát tại Crimea, hiểu lý do ông Putin trảm tướng!

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Từ sự kiện đẫm máu tại Crimea, việc trảm tướng của Tổng thống Putin chắc chắn sẽ tiếp diễn, vì chỉ ổn định xã hội thì đất nước mới phát triển...
Từ thảm sát tại Crimea, hiểu lý do ông Putin trảm tướng!
Ông Putin luôn xem ổn định xã hội là động lực phát triển và giữ gìn thành quả của đất nước

Vụ thảm sát ngày 17/10/2018 tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Dạy nghề cho thanh thiếu niên ở thành phố Kerch, bán đảo Crimea, giết chết 18 người và làm bị thương khoảng 50 người, đã gây rúng động nước Nga và cả thế giới.

Tiếp nhận thông tin khi đang có mặt tại Sochi trong cuộc gặp với Tổng thống Ai Cập, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã dành một phút để mặc niệm các nạn nhân và gửi lời chia buồn đến người thân các nạn nhân.

Ủy ban Điều tra Nga ban đầu coi đây là một vụ khủ‌ng b‌ố nhưng sau đó cho biết đây là vụ thảm sát, song với Tổng thống Nga Putin thì : "Đây rõ ràng là một tội ác. Động cơ của vụ việc cần phải được điều tra kỹ lưỡng".

Tưởng niệm nạn nhân bị thảm sát tại Crimea ngày 17/10/2018

khủ‌ng b‌ố hay thảm sát, điều đó là quan trọng với các nhà điều tra nhằm xác định tính chất vụ việc, xác định động cơ gây án, từ đó đưa ra những phương án xử lý, để bảo vệ an ninh cho đất nước, an toàn cho cuộc sống của người dân.

Tuy nhiên, trong lúc này nguyên nhân xảy ra vụ việc mới là cốt lõi của mọi vấn đề, vì không xác định được nguyên nhân thì khó có thể xử lý hậu quả và càng khó tránh việc phải đón nhận những hậu quả tiếp theo.

Từ thông tin ban đầu của Uỷ ban Điều tra Nga, cho thấy lỗ hổng an ninh của nước Nga vẫn chưa được khắc phục triệt để và từ đây người ta mới hiểu tại sao mà Tổng thống Putin liên tục "trảm tướng" trong hơn hai năm qua.

Không thể phủ nhận hàng rào bảo vệ an ninh của nước Nga đã có những lỗ hổng

Là cựu điệp viên KGB, hơn ai hết Tổng thống Putin đã nhìn thấy nước Nga dưới thời Tổng thống Yeltsin có lỗ hổng về an ninh, nên khi được trao quyền lực thì ngay lập tức ông đã có những biện pháp nhằm lấp những lỗ hổng này.

Những hành động đầu tiên của Tổng thống Putin trong lấp lỗ hổng cho an ninh của nước Nga là kết thúc cuộc nội chiến tại Chechnya và tấn công, xử lý tội phạm có tổ chức vốn được một bộ phận chính quyền bao che.

Thực hiện điều đó, an ninh nước Nga sẽ đối mặt với 3 mối đe doạ. Một là sự trả thù của các nhóm ly khai Chechnya. Hai là sự trả thù của tội phạm có tổ chức còn sót lại. Ba là sự trả thù của những thế lực có lợi ích bị tước bỏ bởi hành động của Putin.

Khi Tổng thống Putin thực hiện các nước đi trong xung đột Gruzia và Ukraine để bảo vệ người nói tiếng Nga, trong đó có việc công nhận nền độc của Abkhazia, Nam Osettia và tái sát nhập bán đảo Crimea, đe doạ với an ninh nước Nga lại tăng lên.

Đó là sự trả thù của những thế lực bị tước bỏ lợi ích sau các quyết định của Tổng thống Putin và những thế lực bị việt sau khi những nước cờ của Putin biến xung đột Gruzia, xung đột Ukraine thành những ván cờ tàn.

Cầu Kerch được khánh thành làm tăng mối nguy cho an ninh ở Crmiea

Khi nước Nga tham gia cuộc chiến chống chủ nghĩa khủ‌ng b‌ố quốc tế thì an ninh của nước Nga có thêm mối đe doạ, đó là sự trả thù của những lực lượng khủ‌ng b‌ố bị Nga tấn công và của những thế lực không muốn khủ‌ng b‌ố bị tận diệt.

Với ít nhất 7 mối nguy như vậy, đòi hỏi hàng rào an ninh nước Nga phải được xây dựng vững chắc và luôn được gia cố. Để thực hiện yêu cầu đó, Tổng thống Putin đã xây dựng hàng rào an ninh nước Nga theo hai cấp độ : Chiến lược và Sách lược.

Có thể thấy về mặt chiến lược, hàng rào an ninh của nước Nga dưới thời Tổng thống Putin gần như hoàn hảo, song về mặt sách lược thì còn nhiều lỗ hổng và người đứng đầu Điện Kremlin phải liên tục gia cố mắt xích này, nhất là từ khi tái cử nhiệm kỳ 3.

Lỗ hổng về mặt sách lược trong an ninh của nước Nga chính là những sơ xuất chết người của bộ phận bảo vệ và thực thi Pháp Luật, mà có thể làm phá sản nhiều chiến lược quan trọng cchính phủ Nga cũng như của cá nhân Tổng thống Putin.

Chỉ đơn cử việc hacking Nga trở thành hội chứng trên thế giới đã là một nguy hại cực lớn với Nga. Bất cứ điều gì xảy ra liên quan tới lộ bí mật trong vấn đề quốc gia đại sự hay quốc kế dân sinh tại các quốc gia thù địch, Moscow luôn trong tầm ngắm.

Đặt trường hợp những cáo buộc của các thực thể thù địch với nước Nga là có căn cứ, điều đó có nghĩa Moscow hay những “lực lượng vệ tinh” đã thực hiện và thực hiện thành công hành động của mình.

Xét trên góc độ kỹ thuật, đó là thành quả đáng tự hào của người Nga, song xét ở góc độ chiến thuật thì quá kém cỏi. Bởi điều đó có khác gì “ăn vụng không biết chùi mép” và qua đó bí mật quốc gia của nước Nga cũng đối diện nguy cơ bị lộ tẩy.

Còn nếu cáo buộc của những thực thể thù địch là sai hay không có đủ căn cứ thì còn tệ hại hơn. Bởi nó chứng tỏ Moscow có sơ hở khiến đối phương khai thác để “vu oan giá họa”, hoặc Moscow có động tác giả nhưng đã bị bắt bài.

Hàng rào an ninh Nga đã có những lỗ hổng

Vì thể diện quốc gia, hầu hết các tin tức tình báo không được đối phương cung cấp chứng cứ để chứng minh hoặc vì các nghiệp vụ của mạng lưới tình báo hai mang không thể công khai trong thời điểm hiện tại.

Song việc hacking Nga bị cáo buộc liên quan tới bầu cử Mỹ hay các sự kiện chính trị tại Châu Âu cũng như hệ thống dự liệu quản lý các dịch vụ dân sự tại nhiều quốc gia thù địch với Nga, chứng tỏ an ninh nước Nga có lỗ hổng.

Không nói đâu xa, ngay trong vụ thảm sát tại Crimea cũng đã cho thấy những sơ xuất chết người của an ninh Nga. Đó là hơn 1 tháng trước, ngày 8/9, nghi phạm Vladislav Roslyakov đã được cấp phép sử dụng súng.

Và Roslyakov đã mua 150 viên đạn vài ngày trước khi tiến vào khuôn viên trường học và xả súng. Trong khi bạn học của nghi phạm cho biết Roslyakov là người trầm tính, khép kín, ít giao thiệp và đặc biệt bị ám ảnh bởi những tên giết người hàng loạt.

Rõ ràng, việc cấp giấp phép sử dụng súng cho Roslyakov là sự sơ xuất không thể bỏ qua của an ninh Nga, khi không thực hiện các trắc nghiệm tâm lý và kiểm tra nhân thân của người được phép sở hữu và sử dụng thứ vũ khí giết người dễ dàng nhất.

Trong khi đó, sau khi khánh thành cầu Kerch, đã có những kích động đánh bay cây cầu chiến lược này, do vậy không loại trừ việc vụ thảm sát ra tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Dạy nghề ở thành phố Kerch có liên quan tới đe doạ đánh bay cầu Kerch.

Tổng thống Putin liên tục trảm tướng là nhằm gia cố hàng rào bảo vệ an ninh cho nước Nga

Từ tháng 4/2016 đến tháng 8/2018, Tổng thống Nga Putin đã liên tục có những thay đổi nhân sự ở bộ phận thực thi Pháp Luật của nước Nga, chủ yếu ở Bộ Tình trạng khẩn cấp, Bộ Nội vụ và Ủy ban Điều tra Liên bang Nga.

Trong số những lần "thay máu" ấy, có những lần người đứng đầu Điện Kremlin đã gây sốc dư luận khi số lượng "tướng bị trảm" quá lớn, như Sắc lệnh ngày 2/2/2017, có 16 tướng "bị trảm", hay Sắc lệnh ngày 28/8/2018, có 15 tướng "rớt đài".

Tổng thống Putin liên tục trảm tướng để gia cố hàng rào an ninh Nga

Từ sự thay đổi nhân sự này, giới quan sát phương Tây đã nhận định rằng đó là biểu hiện mâu thuẫn nội bộ trong chính quyền Nga và dường như Putin đang thực hiện chiến dịch thanh trừng để đảm bảo sự trung thành của thuộc cấp.

Bở lẽ, từ sự thay đổi quá lớn về nhân sự - có tới gần 70 tướng bị trảm chỉ trong vòng 28 tháng - cấu trúc quyền lực của nước Nga sẽ có những thay đổi, mà đương nhiên là nền tảng quyền lực của ông Putin sẽ được gia cố vững chắc.

Song dường như phương Tây đã việt vị. Bởi Tổng thống Putin không có những thay đổi lớn về mặt nhân sự ở tầm hoạch định chiến lược - ngay cả khi bắt đầu nhiệm kỳ 4. Điều đó đã chứng minh chiến lược của Moscow là phù hợp với thực tế.

Rõ ràng nhà lãnh đạo nước Nga đương thời đã nhìn nhận khoảng trống trong an ninh của nước Nga nằm ở khoảng trống của cơ chế thực thi Pháp Luật. Giới phân tích cho rằng Tổng thống Putin đã tìm đúng nút thắt của vấn đề và có cách tháo gỡ phù hợp.

Bởi khi quyết định thay đổi nhân sự ở tầm có thể giúp mang lại kết quả thực chất trên cả phương diện nghiên cứu, hoạch định chính sách lẫn giám sát hay trực tiếp thực thi chính sách, thì quyền lực nhà nước mới thể hiện tốt nhất quyền lực nhân dân.

Có thế thấy rằng đây chính là những dữ liệu quan trọng nhất phục vụ cho việc hoàn thiện cơ chế thực thi Pháp Luật, hoàn thiện hệ thống Pháp Luật, từ đó hoàn thiện thế chế cho nhà nước Nga.

Tất cả những chuyển động trong các mặt của đời sống chính trị, kinh tế và văn hoá - xã hội Nga đều liên quan đến cơ quan bảo vệ và thực thi Pháp Luật, nên hoàn thiện cơ chế thực thi Pháp Luật luôn là quan trọng nhất trong bảo vệ an ninh cho nước Nga.

Bên cạnh đó, “Sự kiện Crimea” là không thể đảo ngược và chắc chắn phương Tây cũng đến lúc phải chấp nhận sự thật đó, song sẽ không có chuyện để cho Moscow được yên ổn khai thác thành quả từ nước cờ này của Tổng thống Putin.

Do vậy, Nga phải hoàn thiện cơ chế thực thi Pháp Luật cho thực thể chính trị đặc biệt này, từ đó mới hy vọng có thể vô hiệu hóa được những tác động trái chiều của đối phương hướng tới Crimea.

Như vậy, sự thay đổi nhân sự tại các cơ quan thực thi Pháp Luật nước Nga - thông qua việc trảm hàng loạt tướng trong thời gian qua - là một nước đi của Tổng thống Putin chuẩn bị cho các ván cờ mới mà ông phải quyết chiến với các đối thủ.

Tuy hiên, trong các Sắc lệnh về cải tổ nhân sự của Tổng thống Putin đều không ghi rõ lý do, khiến dư luận luôn hoài nghi. Song qua vụ thảm sát tại Crimea, mà chứng tỏ lỗ hổng an ninh nước Nga, giờ đây dư luận đã hiểu lý do trảm tướng của ông Putin.

Từ sự kiện đẫm máu này, việc trảm tướng của Tổng thống Putin chắc chắn sẽ tiếp diễn, vì chỉ ổn định xã hội thì đất nước mới có động lực phát triển và những thành quả của đất nước mới được giữ gìn trọn vẹn. Và đó cũng là ý nguyện của ông Putin.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật