3 mẹo để ai cũng lắng nghe bài thuyết trình của bạn

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thuyết trình không chỉ là sự chia sẻ dữ liệu, thống kê và các sự kiện mà cần có sự thu hút, dễ tiếp cận và thật sự thú vị. Bạn cần tạo sự ảnh hưởng đến khán giả để họ chú ý vào những gì bạn nói. Vậy nên để tổ chức một bài thuyết trình hấp dẫn đòi hỏi bạn cần có kỹ thuật nhất định, cụ thể là 3 điều sau.
3 mẹo để ai cũng lắng nghe bài thuyết trình của bạn
Ảnh minh họa

Cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất tại Careerlink

Thu hút khán giả ngay từ đầu

Người tham dự buổi thuyết trình thường sẽ nhanh chóng rời đi hoặc tỏ ra lơ là nếu họ không bị thu hút ngay từ đầu. Để làm được điều này, bạn cần đảm bảo 3 yếu tố. Đầu tiên, nên bỏ qua phần giới thiệu và mục đích của buổi thuyết trình. Các đồng nghiệp của bạn đều biết tại sao họ đang ở trong cuộc họp và biết bạn là ai, vậy nên bạn không cần phải giới thiệu bản thân hoặc đưa ra lí do vì sao bạn ở đó.

Thay vào đó, hãy mở đầu bằng một câu chuyện ngắn gọn, chỉ tầm dưới một phút. Hãy chắc chắn rằng câu chuyện liên quan trực tiếp đến chủ đề của buổi thuyết trình, có khởi đầu, có cao trào và kết thúc. một câu chuyện là cách tuyệt vời để thu hút khán giả ngay lập tức, giúp họ kết nối với chủ đề.

Thứ ba, bạn cần gợi sự tò mò cho khán giả. Đừng chỉ nói với họ những gì họ sẽ được nghe, hãy đề cập về cách công việc của họ sẽ tốt hơn sau bài thuyết trình. Điều này khuyến khích họ tiếp tục theo dõi những gì sắp diễn ra.

Biết khi nào nên dừng lại

Theo Trưởng phòng Nhân sự CareerLink, để hỗ trợ cho bài thuyết trình, có thể bạn sẽ sử dụng nhiều phương tiện giúp làm rõ quan điểm của mình như các trang thuyết trình, đạo cụ thậm chí là sự tham gia của người nghe. Nếu bạn định sử dụng các nguồn hỗ trợ, hãy học cách sử dụng chúng một cách chính xác.

Khi sử dụng trang trình chiếu, hãy giữ nó đơn giản nhất có thể. Hãy sử dụng các gạch đầu dòng và hình ảnh để kể một câu chuyện nhưng đừng biến nó thành một cuốn tiểu thuyết. Song song đó, khi chuyển tiếp đến trang trình bày mới, đừng báo trước. Hãy yên lặng để người nghe có thể đọc dữ liệu mà không bị gián đoạn. Khoa học đã chứng minh rằng bộ não không có khả năng lắng nghe và đọc một cách có ý thức cùng lúc. Vì vậy, hãy yên lặng đủ lâu để họ có thể đọc và hiểu nội dung của trang trình bày mà không cảm thấy bị xao nhãng bởi lời nói của bạn, sau đó tiếp tục trình bày.

Ngoài ra, hỏi đáp là một phần không thể thiếu trong bất kỳ buổi thuyết trình nào và tùy bạn quyết định thời điểm để thực hiện điều này. Hãy báo trước thời gian nếu bạn muốn khán giả đặt câu hỏi trong suốt bài thuyết trình hoặc muốn lưu câu hỏi cho đến phần cuối. Khi người nghe có ý kiến thắc mắc, hãy duy trì giao tiếp bằng mắt, chăm chú lắng nghe và để họ kết thúc câu hỏi trước khi bạn đưa ra câu trả lời. Câu hỏi của họ cũng có thể khuyến khích người khác cùng tham gia.

Tạo một thông điệp đúc kết đáng nhớ

Nhiều diễn giả dành thời gian cuối của buổi thuyết trình để kết thúc thông điệp của họ bằng cách kể lại những gì đã nói. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thu hút khán giả từ đầu đến cuối thì thông điệp đúc kết phải mạnh mẽ và có mục đích. Khi bạn khơi gợi một điều gì đó vào đầu buổi thuyết trình thì thông điệp đúc kết sẽ là câu trả lời cho vấn đề đó. Đây là thời điểm tuyệt vời để các lợi ích mà người nghe nhận được, mang lại cho họ khoảnh khắc “A- ha” mà có lẽ họ đã quên. Nếu bạn mở đầu bằng một câu chuyện, đừng ngần ngại đóng lại bằng một câu chuyện khác. Câu chuyện này không nên thể hiện một vấn đề mà cần làm nổi bật những lợi ích mà người nghe có được từ những gì bạn .

Khi thực hiện những ý tưởng này, bạn sẽ tạo sự tác động tích cực đến người nghe hành động theo những gì bạn nói và những gì họ nhận được từ bạn. Khi đó, họ sẽ tin rằng thời gian của họ đã được sử dụng một cách hiệu quả, họ sẽ nhớ những gì bạn nói (hành động) và mong đợi các bài thuyết trình của bạn trong những lần sau.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật