Mỹ hụt ngân sách kỷ lục chứng minh Moscow sáng suốt

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hậu quả từ việc thâm hụt ngân sách kỷ lục khiến Tổng thống Trump tự bó mình bằng chính sách thúc đẩy tăng trưởng dựa trên nợ vay....
Mỹ hụt ngân sách kỷ lục chứng minh Moscow sáng suốt
Giới đầu tư Mỹ thích lướt sóng hơn đầu tư dài hạn

Ngân sách Mỹ thâm hụt kỷ lục và tiến dần tới mức 1.000 tỷ USD

Reuters dẫn báo cáo do Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 15/10 cho biết, 6 tháng đầu năm 2018, tổng thu ngân sách của chính phủ liên bang Mỹ đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, khiến ngân sách nước này có mức thâm hụt lớn nhất kể từ năm 2012.

Với đà này mức thâm hụt ngân sách liên bang của Mỹ sẽ tiến nhanh tới mức 1.000 tỷ USD sớm hơn thời điểm các nhà kinh tế dự báo và sẽ tăng lên mức 1.100 tỉ USD vào năm 2019.

Trong báo của mình, Bộ Tài chính Mỹ cho rằng nguyên nhân dẫn tới tình trạng thâm hụt ngân sách liên bang lớn như vậy là do chương trình cắt giảm thuế của Đảng Cộng hòa gây giảm nguồn thu ngân sách.

Ngân sách Mỹ thâm hụt kỷ lục kể từ năm 2012

Số liệu thống kê cho thấy nguồn thu của chính phủ liên bang Mỹ đang giảm đi đáng kể so với thời điểm trước khi chính quyền Tổng thống Trump thực hiện cải cách thuế, theo The New York Times.

Chi tiêu của chính quyền Trump cũng góp phần làm thâm hụt ngân sách tăng trong 12 tháng kết thúc tháng 9/2018. Đây là năm tài khóa trọn vẹn đầu tiên thời chính quyền Trump và vị tổng thống doanh nhân phải chứng kiến thâm hụt ngân sách kỷ lục.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, nguyên nhân chính dẫn tới việc ngân sách liên bang của Mỹ có mức thâm hụt kỷ lục là do chính phủ nước này phải chi nhiều hơn cho các khoản lãi của nợ quốc gia.

Trong năm tài chính vừa qua, nợ công của Mỹ tăng mạnh, một phần nhẳm bù đắp cho khoản thất thu ngân sách do chính sách cắt giảm thuế, một phần để trang trải chi phí của chính phủ ngày một tăng, trong đó đặc biệt chi phí quốc phòng.

Chỉ tính trong quý II/2018, chính quyền liên bang đã vay mượn thêm 329 tỉ USD, cao hơn 74% so với khoản vay 189 tỉ USD hồi quý III/2017 và là số nợ vay lớn nhất tính theo quý, kể từ quý III năm 2010.

Đến ngày 15/3/2018, nợ công của Mỹ đã đạt mức 21.031 tỷ USD và đến hết năm tài khoá 2018 đạt tới 21.360 tỷ USD - cao nhất mọi thời đại.

Nợ vay tăng nhanh thì đương nhiên lãi vay cũng tăng, khiến chênh lệch thu-chi gia tăng mạnh.

Trong khi đó, lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên mức cao nhất trong 7 năm trở lại đây - do giới đầu tư quan ngại về việc tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) - càng khiến tình hình tài chính công của Mỹ căng thẳng.

Quỹ phòng ngừa rủi ro lớn nhất thế giới Bridgewater as‌sociates đã đưa ra cảnh báo nền kinh tế Mỹ đang đối mặt hiện tượng giảm tốc, trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt bắt đầu tác động tới tăng trưởng và tạo sức ép đối với thị trường tài chính.

Hậu quả từ chính sách kíc‌h thí‌ch tăng trưởng dựa trên gia tăng nợ vay của chính phủ Mỹ

Thoạt nhìn thì có vẻ chi tiêu của chính phủ tăng cộng với chi phí lãi vay nợ công tăng và chính sách cắt giảm thuế của chính phủ Trump là nguyên nhân khiến cho thâm hụt ngân sách liên bang của chính phủ phủ Mỹ tăng kỷ lục.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, căn nguyên vấn để nằm ở chính sách kíc‌h thí‌ch tăng trưởng bằng gia tăng nợ vay của các chính quyền Mỹ ở hai thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, đặc biệt là chính quyền Obama và chính quyền Trump hiện nay.

Việc tăng trưởng dựa trên nợ vay chỉ đạt hiệu quả trong trường hợp kinh tế có tốc độ tăng trưởng mạnh, ngược lại sẽ có hậu quả - thậm chí làm thảm hoạ - nếu kinh tế có tốc độ tăng trưởng thấp hoặc suy thoái. Kinh tế Mỹ nằm ở trường hợp thứ hai.

Đặt một bài toán kinh tế thường thức để chứng minh cho nhận định này. Một doanh nghiệp X có giá trị tài sản là 1.000.000 USD, nợ vay là 1.000.000 USD, lãi suất vay : 3%/năm. Nghĩa là lãi vay phải trả là 3.000 USD.

Nếu doanh nghiệp X có lợi nhuận gộp (chưa tính lãi vay) > 3.000 USD thì nợ vay mang lợi nhuận doanh nghiệp, nếu lợi nhuận gộp < 3.000 USD thì doanh nghiệp ăn vào nợ vay. Vậy mức tăng trưởng của doanh nghiệp phải đảm bảo lợi nhuận> lãi vay.

Mở rộng ra hệ thống doanh nghiệp sản xuất tại Mỹ, chính sách của chính quyền Tổng thống Trump và chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lệch pha đã khiến cho hệ thống doanh nghiệp Mỹ rơi vào thế mong manh giữa lời giả-lỗ thật.

Bởi lãi suất cơ bản của FED đã tăng lên đến 2,25%, trong khi kinh tế Mỹ năm 2017 tăng trưởng 3,1%.

Như vậy, hệ thống doanh nghiệp Mỹ chỉ còn 0,85% để vùng vẫy, song Tổng thống Trump lại kích hoạt chiến tranh thương mại bằng thuế quan.

Điều này khiến cho chi phí sản xuất gia tăng - nếu nguyên liệu đầu vào là nhập khẩu -khiến lợi nhuận doanh nghiệp Mỹ co lại. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Mỹ còn phải cạnh tranh với hàng giá rẻ Trung Quốc ngay tại thị trường Mỹ.

Nguồn thu thế từ sản xuất nội địa của Mỹ giảm kỷ lục

Không những vậy, vị tổng thống doanh nhân còn cộng hưởng thêm sự tệ hại bằng chính sách kíc‌h thí‌ch cho vay tiêu dùng không giới hạn, khiến cho khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Mỹ bị suy giảm nghiêm trọng.

Bởi lẽ lãi vay tăng thì người tiêu dùng mua sắm bằng vay nợ phải tìm mua hàng giá rẻ. Đây được xem là nguyên nhân niềm tin tiêu dùng tại Mỹ tăng kỷ lục, nhưng việc mua sắm hàng hoá Mỹ lại không tăng, nhất là với những tài sản có giá trị lớn.

Đó cũng là lý do giới đầu tư thích"lướt sóng" trên thị trường chứng khoán hơn là đầu tư dài hạn. Hệ quả là chứng khoán Mỹ tăng điểm kỷ lục nhưng các lĩnh vực kinh tế phái sinh lại không được hưởng lợi nhiều từ mức kỷ lục ấy.

Điều đó đã thể hiện quá rõ qua nguồn thu thuế nội địa của chính quyền liên bang Mỹ giảm kỷ lục trong tháng 9 vừa qua, khiến cho thâm hụt ngân sách liên bang Mỹ đạt mức kỷ lục trong 6 năm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật