Đủ yếu tố xử lý Hình Sự!

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hành vi chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng trái Pháp Luật tùy vào tính chất mức độ mà có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý Hình Sự. Cụ thể trong trường hợp này diện tích bị xâ‌ּm hạ‌ּi tổng cộng khoảng 12,25 ha, trong đó có hơn 11 ha rừng đặc dụng nên đã đủ yếu tố xử lý Hình Sự... Đó là nhận định của LS Đào Liên (Luật Tiền Phong) xung quanh việc hàng chục héc ta đất rừng đặc dụng bị phá để làm đường ở Võ Nhai (Thái Nguyên)
Đủ yếu tố xử lý Hình Sự!
Diện tích bị xâ‌ּm hạ‌ּi tổng cộng khoảng 12,25 ha. Ảnh A.Đ

Đoàn kiểm tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ làm rõ việc mở đường đi xuyên giữa rừng đặc dụng Thần Sa (huyện Võ Nhai, Thái Nguyên) và việc chấp hành Pháp Luật trong hoạt động khai thác khoáng sản mà Báo đã phản ánh thời gian qua.

Như đã thông tin, trong 2 năm 2008-2009, UBND tỉnh Thái Nguyên cấp phép cho Cty Thăng Long nhiều điểm mỏ vàng tại xã Thần Sa. Theo đó tại khu vực Bản Ná, Cty Thăng Long được cấp 37,25ha; trong đó khu vực khai thác là 32,6ha, khu vực xây dựng văn phòng 4,65ha. Phương pháp khai thác lộ thiên với trữ lượng khai thác ở điểm mỏ này lên tới hơn 1 triệu mét khối cát quặng. Sản lượng khai thác hàng năm khoảng 320.000 tấn cát quặng. Thời hạn cho phép khai thác 7 năm kể từ ngày 12/6/2008, trong đó 1 năm xây dựng cơ bản, 5 năm khai thác và 1 năm hoàn thổ, phục hồi môi trường.

Tuy nhiên, không hiểu vì sao khi quyết định và thời gian khai thác chỉ còn vài ngày nữa là hết hạn, doanh nghiệp moi gần hết phạm vi khai thác thì ngày 29/5/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên khi đó là ông Dương Ngọc Long lại ký quyết định điều chỉnh và gia hạn cho điểm mỏ vàng bản Ná, được tính từ ngày 6/12/2013 đến hết ngày 6/12/2021? Về trữ lượng khai thác tại mỏ vàng bản Ná cũng được tính toán rút xuống còn 170.254m3 cát quặng; công suất khai thác 25.000m3/năm. Nếu cộng cả thời gian theo quyết định cấp phép năm 2008, thì tổng thời gian thực hiện dự án này lên tới 13 năm.

Ngoài bản Ná thì khu vực cánh đồng Khắc Kiệm, xóm Xuyên Sơn cũng được cấp cho Cty Thăng Long từ năm 2009. Khu vực này hiện chưa đưa vào khai thác và đang là cánh đồng lúa xanh tốt nuôi sống 88 hộ dân xóm Xuyên Sơn.

Rõ ràng tỉnh Thái Nguyên đã có động thái “ưu ái” trong việc cấp phép khai thác mỏ vàng sa khoáng tại đây, bởi ngày 30/3/2015, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chỉ thị 03 về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách Pháp Luật về khoáng sản, trong đó nhấn mạnh “không cấp phép mới thăm dò, khai thác vàng sa khoáng”; hạn chế và đi đến chấm dứt cấp phép khai thác khoáng sản manh mún, nhỏ lẻ. Thế nhưng, khi giấy phép của Công ty Thăng Long chỉ còn thời gian ít ngày là hết hạn thì ngày 29/5/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên bất ngờ ký quyết định gia hạn khai thác cho doanh nghiệp này với tổng khối lượng lên tới 170.254m3 cát quặng; công suất khai thác 25.000 m3 cát quặng/năm.

Khai thác vàng xâ‌m lấ‌n cả đường dân sinh. Ảnh A.Đ

Đặc biệt, báo cáo mới nhất của đoàn liên ngành tỉnh Thái Nguyên thể hiện diện tích bị xâ‌ּm hạ‌ּi tổng cộng khoảng 12,25 ha, trong đó có hơn 11 ha rừng đặc dụng. Vấn đề này, luật sư Đào Thị Liên (Luật Tiền Phong) có quan điểm: hành vi chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng trái Pháp Luật tùy vào tính chất mức độ mà có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý Hình Sự. Cụ thể trong trường hợp này diện tích bị chuyển mục đích lên đến 12 héc ta nên đã đủ yếu tố xử lý Hình Sự, khi xử lý Hình Sự thì không xử lý hành chính đối với cùng 1 hành vi.

Theo Điều 229 Luật Hình Sự 2015: Người nào lợi dụng hoặc lạ‌m dụn‌g chức vụ, quyền hạn cho phép chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2) trái quy định của Pháp Luật thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu phạm tội có tổ chức hoặc diện tích đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất bị chuyển mục đích trái Pháp Luật có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2) thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Ngoài ra, để xác định có hay không có tổ chức (đồng phạm), căn cứ theo điều 9 Luật cán bộ, công chức 2008 thì CBCC phải chấp hành quyết định của cấp trên; khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái Pháp Luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước Pháp Luật về quyết định của mình.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật