Vụ nhà báo Ả Rập Xê Út mất tích có thể ảnh hưởng đến toàn thế giới thế nào?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nếu Ả Rập Xê Út thực hiện các cảnh báo nước này đưa ra xung quanh vụ nhà báo Jamal Khashoggi mất tích một cách “tới nơi tới chốn”, hậu quả kinh tế có thể lan rộng trên toàn cầu.
Vụ nhà báo Ả Rập Xê Út mất tích có thể ảnh hưởng đến toàn thế giới thế nào?
Nhà báo Jamal Khashoggi của tờ Washington Post mất tích, nghi bị sát hại sau khi vào lãnh sự quán Ả Rập Xê Út tại Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: AP)

Theo Guardian, Ả Rập Xê Út sở hữu một vị trí khá lợi thế về cả địa lý và kinh tế, vì vậy nước này sẽ có nhiều công cụ đối phó trong trường hợp căng thẳng với Mỹ và phương Tây lên cao và họ hoàn toàn có thể thực hiện lời cảnh báo đáp trả các lệnh trừng phạt.

Trong những lợi thế này, trữ lượng dầu khổng lồ được cho là tương đương khoảng 260 tỷ thùng, sẽ là lợi thế rõ ràng nhất. Với tư cách nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, bơm hoặc vận chuyển đi khoảng 7 triệu thùng một ngày, Riyadh sẽ tác động lớn đến kinh tế toàn cầu vì có sức mạnh đẩy giá lên cao.

Trong bài viết trên Arab News, Turki Aldhakhil, đại diện từ kênh tin tức chính thức của Ả Rập Xê Út Al Arabiya cho biết, Riyadh đã cân nhắc 30 biện pháp để gây áp lực lên Mỹ nếu Washington áp đặt lệnh trừng phạt nước này vì vụ mất tích và nghi vấn bị sát hại bên trong lãnh sự quán tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ của nhà báo Jamal Khashoggi.

Các phương pháp này bao gồm cắt giảm sản xuất dầu, khiến giá dầu thô có thể tăng từ khoảng 80 USD lên hơn 400 USD một thùng, gấp hơn hai lần mức giá cao nhất từng đạt được năm 2008 là 147,27 USD.

Theo Guardian, điều này sẽ gây hậu quả trên quy mô toàn cầu. Không những người sử dụng phương tiện phải trả nhiều tiền hơn để đổ xăng, giá cả tất cả hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ cũng sẽ buộc phải tăng lên.

Bên cạnh đó, Ả Rập Xê Út cũng đang hỗ trợ cho hàng nghìn việc làm Mỹ thông qua mua bán vũ khí. Đây là nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới sau Ấn Độ và 61% số lượng này được nhập khẩu từ Mỹ. Năm ngoái, Ả Rập Xê Út là khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Mỹ với thỏa thuận trị giá 17,5 tỷ USD, và xu hướng này sẽ còn tiếp tục gia tăng, sau khi ông Trump ký tại Riyadh một thỏa thuận quốc phòng trị giá 110 tỷ USD cũng trong năm 2017.

Các công ty Mỹ được lợi nhờ mối quan hệ đồng minh này có thể kể đến như Lockheed Martin, Boeing, General Electric và ExxonMobil. Một vài trong số họ đã thể hiện mối lo ngại về sự ảnh hưởng khi mối quan hệ Ả Rập Xê Út – Mỹ có dấu hiệu xấu đi. Mặt khác, nếu không lựa chọn Mỹ, Riyadh hoàn toàn có thể đổi đối tác mua bán sang Nga hoặc Trung Quốc.

Chuyến đi của Tổng thống Donald Trump đến Ả Rập Xê Út năm 2017 cũng mang lại thỏa thuận rằng Quỹ đầu tư công của Ả Rập Xê Út (PIF - vốn điều hành tài sản dầu khổng lồ của nước này), sẽ đầu tư vào các chương trình cơ sở hạ tầng Mỹ.

Trong quá khứ, Ả Rập Xê Út từng chứng tỏ họ không e ngại sử dụng đòn bẩy chính trị và kinh tế để đạt được những gì mình muốn, theo Guardian.Một cuộc điều tra vào các cáo buộc hối lộ liên quan đến công ty quốc phòng Anh BAE Systems tại Ả Rập Xê Út bị dừng lại dưới quyền chính phủ Tony Blair năm 2006. Ông Blair nói Riyadh đe dọa ngừng hợp tác về vấn đề tình báo, khiến Anh đứng trước nguy cơ lớn hơn bị tấn công khủ‌ng b‌ố.

Seth Frantzman, giám đốc điều hành Trung tâm báo cáo phân tích Trung Đông, cho biết Ả Rập Xê Út đóng vai trò quan trọng trong chiến lược của Mỹ ở Vùng Vịnh, đặc biệt là như một bức tường chống lại Iran và điều này khiến Riyadh có ảnh hưởng rất lớn đối với các chính sách của Mỹ ở Trung Đông. “Họ là một phần của liên minh Mỹ- Ả Rập Xê Út – UAE, và chính quyền Mỹ hiện tại đang cứng rắn với Iran, nên ở mặt nào đó Mỹ đang được Ả Rập Xê Út hỗ trợ nhiều hơn những năm trước” – ông nói.

Theo ông Frantzman, Ả Rập Xê Út không muốn bị mất mặt trong cuộc trao đổi và trông giống như một đứa trẻ bị (Mỹ) trừng phạt, vì vậy nếu phải đối phó, họ sẽ đi tìm thị trường ở nơi khác.

Dù vậy, Ả Rập Xê Út cũng không hoàn toàn “không có gì để mất”. Theo Guardian, ngoại tệ là chìa khóa của nước này trong việc đa dạng hóa nền kinh tế bên cạnh dầu mỏ và giải quyết tỷ lệ thất nghiệp cao xấp xỉ 13% một năm. Thị trường chứng khoán Ả Rập Xê Út cũng giảm mạnh tới 7% (khoảng 33 tỷ USD) vì lo ngại về những tác động khi nước này đe dọa trả đũa chống lại Mỹ.

Các nhà đầu tư quốc tế cũng bắt đầu quay lưng với quốc gia dầu mỏ khi một số tên tuổi lớn rút khỏi một hội nghị đầu tư dự kiến tổ chức cuối tháng 10 tại Ả Rập Xê Út.

Jamal Khashoggi, nhà báo Ả Rập Xê Út viết cho tờ Washington Post lần cuối cùng được nhìn thấy là khi ông đến lãnh sự quán Ả Rập Xê Út tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 2/10. Giới chức Ả Rập Xê Út cho rằng ông rời lãnh sự quán chiều cùng ngày nhưng không đưa ra được bằng chứng.

Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng một nhóm 15 người Ả Rập Xê Út đến Istanbul ngày 30/9 và rời khỏi đây ngày 2/10 có liên quan đến vụ mất tích. Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc chính 15 người Ả Rập Xê Út này là những người thực hiện bắt cóc và sát hại ông Khashoggi. Ít nhất một trong số này dường như có mối liên hệ cấp cao với chính quyền Ả Rập Xê Út.

Trong cuộc phỏng vấn với CBS ngày 12/10 Tổng thống Trump cảnh báo Ả Rập Xê Út sẽ phải đối mặt với “sự trừng phạt nặng nề” nếu thực sự ra chỉ thị sát hại nhà báo Jamal Khashoggi của tờ Washington Post và người đang làm thủ tục xin nhập tịch Mỹ.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 9383
  1. Saudi Arabia cam kết tích cực điều tra vụ nhà báo mất tích
  2. Toàn cảnh nhà báo Ả Rập Xê Út mất tích nghi bị giết hại gây chấn động
  3. Cận cảnh lãnh sự quán Saudi nơi 1 nhà báo nghi bị thủ tiêu và phân xác
  4. Công bố hộ chiếu của nhóm nghi phạm trong vụ nhà báo mất tích
  5. Trump bảo vệ Saudi Arabia trong vụ nhà báo mất tích
  6. Mỹ tin tưởng cam kết của Saudi Arabia về vụ nhà báo mất tích
  7. Nhà báo Ả-rập Xê-út mất tích có quan hệ với Qatar?
  8. Thổ Nhĩ Kỳ nêu 5 nghi phạm trong vụ nhà báo Ả rập Xê út nghi bị sát hại
  9. Ông Trump tỏ ý bênh vực Ả Rập Xê Út trong vụ nhà báo mất tích
  10. Mỹ, Anh và phương Tây tiến thoái lưỡng nan trong vụ nhà báo Saudi mất tích
  11. Nhà báo Ả Rập Xê Út có thể đã chết và bị phân xác
  12. Chứng cứ vụ nhà báo Ả Rập Xê Út bị xóa
  13. Chuyên gia: Saudi Arabia sẽ thua thiệt khi leo thang căng thẳng với Mỹ
  14. Ngoại trưởng Mỹ tới Saudi Arabia về vụ nhà báo mất tích
  15. Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ rời khỏi lãnh sự quán Saudi Arabia sau hơn 9 giờ khám xét
  16. CNN: Saudi Arabia ‘chuẩn bị thừa nhận’ nhà báo đã bị sát hại
  17. Mỹ tháo ngòi nổ căng thẳng với đồng minh về vụ nhà báo mất tích
  18. Tổng thống Donald Trump: ‘Những kẻ xấu xa’ đã sát hại nhà báo Jamal Khashoggi
  19. CNN: Ả Rập Saudi sẽ thừa nhận nhà báo Khashoggi chết giữa lúc thẩm vấn
  20. Báo Mỹ: Ả rập Xê út sắp ra báo cáo gây sốc về vụ nhà báo mất tích
  21. Vụ nhà báo mất tích: ‘Cú sốc mới’ chia rẽ quan hệ Mỹ và Saudi Arabia
Video và Bài nổi bật