Sức hút nào ở cáp quang biển khiến cá mập thích cắn?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tuyến cáp quang biển AAG thỉnh thoảng gặp sự cố đứt sợi gây ảnh hưởng tới kết nối internet quốc tế không còn là chuyện xa lạ với người Việt Nam. “Thủ phạm” thường xuyên được các chuyên gia lôi ra là cá mập. Vì sao cá mập thích cắn cáp quang biển?
Sức hút nào ở cáp quang biển khiến cá mập thích cắn?
Cá mập cắn cáp quang.

Nhiều người cho rằng đổ lỗi cho cá mập cắn đứt cáp quang chỉ là lời nói đùa, nhưng Google đã từng có minh chứng thực tế cho lý do này khi đưa ra một video quay lại cảnh một con cá mập đang vật lộn, cố cắn đường đây cáp quang dưới đáy biển khiến nó đứt đôi ra. Chưa hết, vụ đứt cáp quang biển đầu tiên xảy ra vào năm 1985 cũng được các nhà khoa học phát hiện dấu vết răng cá mập trên một đường cáp ngoài khơi quần đảo Canary, Đại Tây Dương khiến lý do cá mập cắn được đưa ra lý giải nhiều nhất trong lịch sử các lần cáp quang biển bị đưt.

Hiện có hơn 300 tuyến cáp biển trên khắp thế giới với độ dài tổng cộng gần 900.000 km. Theo thống kê,m 97% dữ liệu liên lục địa được truyền đi thông qua các tuyến cáp này. Việc đặt cáp xuống đáy biển đòi hỏi các chuyên gia phải “lặn ngụp” dưới đáy biển mất vài tháng, tiêu tốn hàng triệu USD, sử dụng những con tàu rất lớn để có thể mang theo những cuộn cáp khổng lồ dài hàng km thả xuống biển. Một số dây cáp được đặt sâu khoảng 7,6 km dưới đáy đại dương, để tránh hư hại do thiên tai, ăn mòn và… tránh bị cá mập cắn.

MIT Tech Review tính toán, mỗi năm ít nhất có 50 lần cáp quang biển bị hỏng ở trên Đại Tây Dương. Có tới 70% số vụ đứt cáp quang biển là do các hoạt động tàu thuyền vô tính móc và kéo đứt cáp quang, hay số ít là do các hành động chủ ý cắt và đánh cắp cáp quang biển, nhưng không thể không tính đến lý do cá mập cắn.

Trên thực tế, cá mập cắn không phải nguyên nhân chính khiến cáp quang biển bị đứt và gây tê liệt hệ thống internet trên đất liền, nhưng có một sự thật là những đường cáp này có sức hút kỳ lạ với cá mập.

Các chuyên gia ở Mỹ đưa ra lập luận, thông thường xung quanh các sợi cáp quang biển sẽ có một từ trường khoảng 50 Hz do dòng điện xoay chiều cấp năng lượng cho bộ khuếch đại bên trong gây ra. Điện áp lớn này tạo ra một từ trường xung quanh chiều dài của sợi cáp. Cá mập vốn là một loài săn mồi có khả năng cảm nhận được từ trường để bắt con mồi, vì thế, chúng sẽ tưởng nhầm từ trường phát ra đó là từ con mồi và lập tức tấn công cáp quang biển.

Giáo sư Chris Lowe - một chuyên gia chuyên nghiên cứu về cá mập tại Đại học bang California cho rằng, cá mập thường hay cắn những sợi cáp biển đơn giản vì chúng thích, chứ không nhất thiết là hành động săn mồi. “Nếu đưa một miếng nhựa có hình ống ra phía trước một con cá mập, nó luôn muốn ngoạm lấy miếng nhựa đó không phải vì nó nghĩ có thể ăn được”. Đó là hành động tự nhiên mà thường thấy ở nhiều loài động vật trên bờ như chó, mèo khi chúng đùa nghịch đồ vật xung quanh.

Giáo sư Chris Lowe - một chuyên gia chuyên nghiên cứu về cá mập tại Đại học bang California cho rằng, cá mập thường hay cắn những sợi cáp biển đơn giản vì chúng thích, chứ không nhất thiết là hành động săn mồi. “Nếu đưa một miếng nhựa có hình ống ra phía trước một con cá mập, nó luôn muốn ngoạm lấy miếng nhựa đó không phải vì nó nghĩ có thể ăn được”. Đó là hành động tự nhiên mà thường thấy ở nhiều loài động vật trên bờ như chó, mèo khi chúng đùa nghịch đồ vật xung quanh.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật