Mất “dầu bôi trơn”, quan hệ Mỹ - Trung Quốc đối mặt nguy cơ trượt dốc

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong khi quan hệ Mỹ - Trung ngày một căng thẳng, người đóng vai trò cầu nối giữa Washington và Bắc Kinh đã lên tiếng chỉ trích hành động của Trung Quốc. Đáng chú ý, nhân vật này được coi là “bồ câu” (ôn hòa) nhất trong phe bồ câu ở Mỹ.
Mất “dầu bôi trơn”, quan hệ Mỹ - Trung Quốc đối mặt nguy cơ trượt dốc
Các lực lượng đóng vai trò ổn định, điều hòa quan hệ Mỹ - Trung hiện nay đã bặt tiếng. Thực tế này dự báo quan hệ hai nước rất có thể sẽ phát triển theo hướng xấu hơn và tình hình khó có

Tờ Economic Journal ngày 2/10 cho biết, quan hệ Mỹ - Trung lâu nay luôn trong tình trạng “đấu mà không vỡ”, tức là giữa hai nước tồn tại nhiều mâu thuẫn, nhưng lại có nhiều điểm giao thoa về lợi ích, khó có thể sụp đổ.

Nhiều năm qua, phe bồ câu trong chính quyền Mỹ, giới tinh anh ở Phố Wall và hoạt động ngoại giao nhân dân luôn đóng vai trò như “dầu bôi trơn” trong quan hệ Mỹ - Trung, khiến va chạm giữa hai nước không bị rơi khỏi tầm kiểm soát, kịp thời lắng xuống.

Tuy nhiên, từ khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ, cục diện trên đã thay đổi triệt để, cái gọi là “dầu bôi trơn” trong quan hệ Mỹ - Trung đã không còn nữa.

Thứ nhất, việc phe ôn hòa không lên tiếng ủng hộ Bắc Kinh mà Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad là ví dụ mới nhất. Terry Branstad được coi là quan chức ôn hòa nhất thuộc phe ôn hòa trong chính quyền Tổng thống Trump.

Hôm 30/9 vừa qua, Terry Branstad đã đăng một bài trên tờ Des Moines Register với từ ngữ cứng rắn, chỉ trích Trung Quốc. Việc ngay cả những người ôn hòa như Terry Branstad còn không thể “nhẹ nhàng” với hành động của Trung Quốc phản ánh một cách đầy đủ rằng, Nhà Trắng giờ đây đã hoàn toàn bị kiểm soát bởi phe diều hâu (cứng rắn).

Thứ hai là việc giới tinh anh phố Wall bị gạt sang bên lề. Nhiều năm qua, những nhà tài phiệt phố Wall có sức ảnh hưởng rất lớn trong quan hệ Mỹ - Trung. Nhưng sau khi chính quyền Trump xác định Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược, các nhà tài phiệt phố Wall đã mất đi tác dụng điều hòa quan hệ Mỹ - Trung.

Thứ ba là sự đình trệ của ngoại giao nhân dân. Mấy năm qua, ngoại giao nhân dân đã giúp Mỹ - Trung tăng cường hiểu biết, hóa giải mâu thuẫn. Nhưng sau khi chính quyền Trump coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược, các hoạt động ngoại giao nhân dân đã bị đình trệ.

Các lực lượng đóng vai trò ổn định, điều hòa quan hệ Mỹ - Trung hiện nay đã bặt tiếng. Thực tế này dự báo quan hệ hai nước rất có thể sẽ phát triển theo hướng xấu hơn và tình hình khó có thể lạc quan.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 9305
  1. Jack Ma cảnh báo thời gian ‘dài dằng dặc’ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
  2. Tỷ phú Jack Ma dự liệu kịch bản chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
  3. Mỹ sẽ thua trong cuộc chiến sáng tạo, đổi mới với Trung Quốc?
  4. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Không ai là người chiến thắng
  5. Cuộc chiến Mỹ - Trung lan sang mặt trận mới
  6. NAFTA sửa đổi không thể xoay chuyển quan hệ thương mại Trung-Mỹ
  7. Trump theo đuổi chiến lược bao vây thương mại Trung Quốc
  8. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Xuất khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng mạnh
  9. Đối sách với Mỹ: Ông Tập Cận Bình kêu gọi nhà nông tự lực cánh sinh
  10. Ông Trump tuyên bố còn ‘quá sớm’ để đàm phán thương mại với Trung Quốc
  11. Mỹ suy giảm hình ảnh trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng
  12. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động gì đến Việt Nam?
  13. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào”
  14. Chuyên gia: Trung-Mỹ nên xây dựng môi trường kinh doanh qua đối thoại
  15. Tổng thống Mỹ: Còn quá sớm để đàm phán thương mại với Trung Quốc
  16. Đồng nhân dân tệ sẽ “chịu trận” nếu Mỹ tiếp tục áp thuế lên hàng Trung Quốc
  17. Hàng loạt nhà máy Trung Quốc giảm tăng trưởng sau đòn thương mại mới nhất của ông Trump
  18. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: Kinh tế TP. HCM và mối lo hiện hữu
  19. Trung Quốc sẽ thua trong chiến tranh thương mại với Mỹ?
  20. Cuộc chiến kim tiền
  21. Hồng Kông mắc kẹt trong thương chiến Mỹ - Trung
Video và Bài nổi bật