Chi phí nợ của Italia chạm mức báo động

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chi phí vay của Italia nhảy vọt lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, kéo theo những lo ngại quốc gia có nợ lớn nhất ở Châu Âu sẽ vượt qua ranh giới cân bằng của khu vực và bước vào hàng ngũ những nước có rủi ro cao bên rìa Châu Âu.
Chi phí nợ của Italia chạm mức báo động
Ảnh minh họa

Lãi suất trái phiếu 10 năm Italia tăng 0,1% lên mức 4,86% sau cuộc đấu giá không thành công trái phiếu chính phủ ngắn hạn. Kho bạc nước này đã phải chấp nhận chi thêm 1,7% (tăng từ mức 1,48% trong tháng trước) để bán 8,5 tỷ EUR tín phiếu kho bạc 6 tháng trên một thị trường ảm đạm ngay trước mùa giáng sinh.

Lãi suất tăng cao sau khi các số liệu về cung tiền được Ngân hàng trung ương Châu Âu công bố: tiền gửi M1 thực tế đã giảm xuống mức 2,8% trong 6 tháng vừa qua trong khối Liên minh Kinh tế và Tiền tệ EMU của Italia, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha, ngay cả khi con số này đang tăng ở khu vực Bắc Âu.

Có thể so sánh số liệu này với sự sụt giảm vào đầu năm 2008, ngay trước khi xảy ra khủng hoảng toàn cầu. Khu vực rìa Châu Âu đang bị kẹt trong một cuộc “suy thoái kép” sẽ dần dần phá hoại sự thống nhất tài chính của khu vực.

Sự giảm cung tiền M1 ở Italia bắt đầu muộn hơn những nơi khác tại Nam Âu nhưng lại đang diễn ra với tốc độ chóng mặt. Đặc trưng của M1 là đưa ra cảnh báo về những thay đổi của nền kinh tế trước khoảng từ 6 đến 9 tháng.

Cuộc đấu giá thất bại ở Rome có thể là một dấu hiệu cảnh báo rằng các nhà lãnh đạo EU đã không cố gắng nhiều nhằm lấy lại niềm tin tại cuộc họp thượng đỉnh ở Brussels hai tuần trước.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã phủ quyết việc xây dựng trái phiếu Eurobond hay bất kỳ một động thái nghiêm túc nào liên quan đến liên minh tài chính này, và từ chối lời kêu gọi đóng góp thêm vào quỹ cứu trợ khẩn cấp 440 tỷ EUR của khu vực Châu Âu. ECB cũng đã từ chối đưa ra bất kỳ một bước tiến nào quyết liệt hơn.

Willem Buiter, chuyên gia kinh tế của Citigroup cho rằng những phản ứng trên là “cực kỳ không thỏa đáng”, sẽ gây ra rủi ro phá sản các ngân hàng và một làn sóng vỡ nợ của chính phủ trong năm tới. Ông cho rằng các nhà hoạch định chính sách EU cần kết hợp các biện pháp trị giá lên đến 2 nghìn tỷ EUR để ngăn chặn tình hình đang diễn ra theo chiều hướng xấu này.

Italia đã tránh được bong bóng bất động sản từng xuất hiện ở Tây Ban Nha hay Ireland và hiện đang duy trì một chính sách thắt lưng buộc bụng dưới sự chỉ đạo của bộ trưởng Bộ Tài Chính Giulio Tremonti. Tuy nhiên, lãi suất tăng là dấu hiệu không mấy tốt đẹp đã từng thấy ở Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha khi những quốc gia này bắt đầu mất dần sự tiếp cận thị trường vốn.

Những định chế tài chính lớn đã rút vốn khỏi Italia và luân phiên đầu tư vào trái phiếu của Đức với quy mô lớn. Các số liệu về dòng tiền chỉ ra rằng xu hướng này tương đồng với những gì từng xảy ra ở Ireland hay Hy Lạp. Italia có thể an toàn vượt qua cơn bão trong năm 2011 nhưng những động lực về nợ chính phủ vẫn còn rất mơ hồ.

Italia quá lớn để có thể được giải cứu bởi nhóm các quốc gia cho vay ngày càng đang bị thu hẹp lại trong khối EMU, liệu nước này có bao giờ cần đến sự giúp đỡ không. Nợ công sẽ tăng dần lên mức 120% GDP trong năm tới –trên 1,9 nghìn tỷ EUR – mức cao nhất tính từ giới hạn ngoài cùng của khoản nợ mà nước này có thể chịu được.

Lợi thế của Italia là tỷ lệ tiết kiệm cao và nợ tư nhân thấp. Tổng nợ chiếm 245% GDP, thấp hơn mức trung bình của khu vực Châu Âu và thấp hơn nhiều so với Tây Ban Nha, Anh, Mỹ và Nhật Bản. Điều này có thể là chỉ dẫn liên quan cho nền kinh tế nói chung.

Tuy nhiên, nợ tư nhân thấp cũng phản ánh sự bi quan quá mức trong một quốc gia mà tăng trưởng không đổi trong cả một thập kỷ. Năng suất lao động giảm kể từ năm 1995 và thị phần xuất khẩu của Italy trên toàn cầu xuống dốc thê thảm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật